Tiếng Việt lớp 3 trang 13, 14, 15, 16 Bài 2: Về thăm quê - Kết nối tri thức

821

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 trang 13, 14, 15, 16 Bài 2: Về thăm quê Kết nối tri thức với cuộc sống gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Nghe - Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 3 trang 13, 14, 15, 16 Bài 2: Về thăm quê 

Tiếng Việt lớp 3 trang 13 Đọc: Về thăm quê

Tiếng Việt lớp 3 trang 13 Khởi động: Hỏi – đáp về những việc em đã làm cùng người thân trong kì nghỉ hè.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại những việc làm mà mình đã thực hiện cùng người thân để hỏi đáp cùng bạn bè.

Lời giải:

Bài tham khảo 1:

- Hè vừa rồi cậu đã làm những gì cùng người thân?

- Tớ được về quê thăm ông bà. Mình được cùng ông ra đồng mỗi buổi sáng và được nghe bà kể chuyện trước khi đi ngủ. Còn cậu?

- Hè vừa rồi tớ được cùng gia đình đi du lịch tại Nha Trang. Bố đã dạy tớ bơi. Tớ còn được ăn rất nhiều hải sản cùng gia đình nữa.

Bài tham khảo 2:

- Kì nghỉ hè của cậu như thế nào?

- Tớ vui lắm! Kì nghỉ này gia đình tớ đón thêm một thành viên mới là em trai tớ. Cả nhà ai cũng vui mừng vì em bé mạnh khỏe và rất đáng yêu. Tớ nghe nói nhà cậu về quê à?

- Đúng rồi. Tớ về quê thăm ông bà. Hàng ngày, tớ được cùng ông chăm sóc mảnh vườn nhỏ sau nhà. Tớ còn giúp bà nhặt rau nữa!

Tiếng Việt lớp 3 trang 13 Bài đọc: VỀ THĂM QUÊ 

Nghỉ hè em thích nhất

Được theo mẹ về quê

Bà em cũng mừng ghê

Khi thấy em vào ngõ

Vườn bà có nhiều quả

Chẳng mấy lúc bà ăn

Bà bảo thích để dành

Cho cháu về ra hái.

Mảnh vườn quê bé nhỏ

Bao nhiêu là thứ cây

Bà mỗi năm mỗi gầy

Chắc bà luôn vất vả

Em mồ hôi nhễ nhại

Bà theo quạt liền tay.

Từ tay bà gió đến

Thơm bao hương quả vườn

Thoáng nghe bà kể chuyện

Gió thơm say chập chờn.

                           (Xuân Hoài)

Về thăm quê trang 13 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Câu 1: Bạn nhỏ thích nhất điều gì khi nghỉ hè?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ đầu tiên để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Khi nghỉ hè, bạn nhỏ thích nhất được theo mẹ về quê.

Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Câu 2: Những câu thơ sau giúp em hiểu điều gì về bạn nhỏ?

Về thăm quê trang 13 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Kết nối tri thức (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu thơ và nêu lên ý hiểu của mình.

Gợi ý:

- Những câu thơ đó nói về ai?

- Bạn nhỏ phải như thế nào mới nói được những điều đó?

- Tình cảm của bạn nhỏ đối với người đó như thế nào?

Lời giải:

Những câu thơ trên là lời của bạn nhỏ kể về bà của mình. Qua những câu thơ này, em cảm thấy bạn nhỏ rất quan tâm đến bà, bạn rất yêu bà của mình.

Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Câu 3: Kể những việc làm nói lên tình yêu thương của bà dành cho con cháu.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ hai khổ thơ cuối để tìm những việc làm của bà thể hiện tình yêu dành cho cháu.

Lời giải:

Những việc làm nói lên tình yêu thương của bà dành cho con cháu là: bà để dành quả trong vườn cho cháu về hái, khi cháu nhễ nhại mồ hôi thì bà đi theo quạt cho cháu, kể chuyện cho cháu nghe.

Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Câu 4: Theo em, vì sao bạn nhỏ thấy vui thích trong kì nghỉ hè ở quê?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và đưa ra câu trả lời theo ý kiến riêng của mình.

Lời giải:

Theo em, bạn nhỏ thấy vui thích trong kì nghỉ hè ở quê vì bạn được gặp bà của mình, được làm những việc mà ở thành phố bạn ấy không thể làm được.

Nội dung: Bài thơ là lời kể của bạn nhỏ về kì nghỉ hè của mình. Nhân dịp nghỉ hè, bạn nhỏ được về quê thăm bà.

Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Viết: Ôn chữ viết hoa A, Ă, Â

Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Câu 1: Viết tên riêng Đông Anh

Lời giải:

Em tự hoàn thành vào vở.

Chú ý: Viết hoa những chữ cái đầu của mỗi tiếng

Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Câu 2: Viết câu:

Ai về thăm huyện Đông Anh

Nhớ thăm giếng Ngọc, Loa thành tiên xây.

(Ca dao)

Phương pháp giải:

Câu đầu gồm 6 tiếng, em lùi vào 3 (hoặc 4) ô

Câu thứ hai gồm 8 tiếng, em lùi vào 2 ô

Lời giải:

Em tự thực hiện vào vở.

Tiếng Việt lớp 3 trang 14, 15, 16 Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Câu 1: Dựa vào tranh, tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động (theo mẫu).

Tên bài con + Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Kết nối tri thức (ảnh 2)

Từ ngữ chỉ sự vật

Từ ngữ chỉ hoạt động

Chỉ người

Chỉ con vật

Bác nông dân

 

 

 

Con trâu

 

(…)

(…)

(…)

Phương pháp giải:

Em quan sát thật kĩ bức tranh và dựa vào mẫu để tìm các từ ngữ thích hợp.

Lời giải:

Từ ngữ chỉ sự vật

Từ ngữ chỉ hoạt động

Chỉ người

Chỉ con vật

Bác nông dân

Con vịt

Gặt lúa

Bạn nữ

Con trâu

Thả diều

Bạn nam

Con chuồn chuồn

Chăn trâu

Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Câu 2: Dựa vào từ ngữ tìm được ở bài tập 1, đặt câu

a. Câu giới thiệu

M: Các cô bác nông dân là những người làm ra lúa gạo.

b. Câu nêu hoạt động

M: Các cô bác nông dân đang gặt lúa.

Phương pháp giải:

Em dựa vào các từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 1 và mẫu ở đề bài để đặt câu thích hợp.

Lời giải:

a. Câu giới thiệu

- Con trâu là người bạn của bác nông dân.

- Thả diều là trò chơi của tuổi thơ.

- Chuồn chuồn là một loài động vật nhỏ bé.

b. Câu nêu hoạt động

- Bạn nam đang ngồi trên lưng trâu.

- Phía xa, bạn nhỏ đang thả diều.

- Đàn vịt đang bơi lội dưới con sông nhỏ.

Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Câu 3: Ghép từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu. Chép lại các câu đó.

Tên bài con + Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Kết nối tri thức (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các từ ngữ ở hai cột để nối thành câu cho phù hợp.

Lời giải:

Tên bài con + Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Kết nối tri thức (ảnh 4)

Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Câu 4: So sánh để tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 tin nhắn dưới đây:

a. Người viết tin nhắn và người nhận tin nhắn

b. Nội dung tin nhắn

c. Phương tiện thực hiện

Tên bài con + Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Kết nối tri thức (ảnh 5)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ 2 tin nhắn trong hình và so sánh theo các tiêu chí mà đề bài đưa ra.

Lời giải:

a. Người viết tin nhắn và người nhận tin nhắn

Hình 1:

Người viết: Tuấn

Người nhận: Hưng

Hình 2:

Người viết: Cháu Phương

Người nhận: Bà

b. Nội dung tin nhắn

Hình 1: Hẹn bạn ra sân bóng

Hình 2: Thông báo với bà rằng đã về nhà, hẹn bà hè sang năm lại về với bà

c. Phương tiện thực hiện

Hình 1: Viết thư tay

Hình 2: Gửi tin nhắn trên điện thoại

Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Câu 5: Em hãy soạn tin nhắn với một trong các tình huống sau:

a. Em nhắn người thân mua cho mình một đồ dùng học tập.

b. Em nhắn bạn mang cho mình mượn cuốn truyện.

Phương pháp giải:

Em chọn một trong hai tình huống và dựa vào hai tin nhắn ở bài tập 1 để viết tin nhắn phù hợp.

Lời giải:

a. Em nhắn người thân mua cho mình một đồ dùng học tập.

Bài tham khảo 1:

Mẹ ơi, lọ mực của con sắp hết rồi. Mai mẹ đi qua hiệu sách mua giúp con một lọ mực mới nhé ạ!

Con cảm ơn mẹ.

Con của mẹ

Ánh

Bài tham khảo 2:

Tẩy của con sắp mòn hết rồi bố ạ. Chiều mai đi làm về bố ghé vào siêu thị mua giúp con được không ạ? Con muốn có một cục tẩy màu xanh dương bố ạ.

Con cảm ơn bố!

Con của bố

Nam

b. Em nhắn bạn mang cho mình mượn cuốn truyện.

Bài tham khảo 1:

Hoa ơi!

Cậu đã đọc xong cuốn truyện “Hoàng Tử bé” chưa? Nếu xong rồi thì mai cậu cho tớ mượn với nhé! Tớ hứa sẽ giữ gìn thật cẩn thận và sớm trả lại cậu.

Cảm ơn cậu.

Bạn của cậu

Nguyệt

Bài tham khảo 2:

Hoàng ơi!

Cậu có thể cho tớ mượn cuốn truyện “Bảy viên ngọc rồng” tập 40 được không? Tớ rất muốn được đọc nó. Tớ sẽ không làm rách hay bẩn đâu. Cậu cho tớ mượn nhé!

Cảm ơn cậu!

Bạn của cậu

Thành

Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Câu 6: Vận dụng:

Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… viết về những hoạt động yêu thích của trẻ em.

Ví dụ:

Tên bài con + Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Kết nối tri thức (ảnh 6)

Phương pháp giải:

Em chủ động tìm hoặc nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ.

Lời giải:

Một số câu chuyện, bài văn, bài thơ mà em có thể tìm đọc:

 Bài thơ Thả diều

Cánh diều no gió

Sáo nó thổi vang
Sao trời trôi qua
Diều thành trăng vàng

Trời như cánh đồng

Xong mùa gặt hái
Diều em – lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại

Cánh diều no gió

Tiếng nó trong ngần
Diều hay chiếc thuyền
Trôi trên sông Ngân

Cánh diều no gió

Nhạc trời réo vang
Tiếng diều xanh lúa
Uốn cong tre làng

Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi
Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời

Ơi chú hành quân

Cô lái máy cày
Có nghe phơi phới
Tiếng diều lượn bay?

 

Tiếng diều vàng nắng

Trời xanh cao hơn
Dây diều em cắm
Bên bờ hố bom…

                  Trần Đăng Khoa

Bài thơ Đi học

(Hoàng Minh Chính)

Hương rừng thơm đồi vắng,
Nước suối trong thầm thì,
Cọ xoè ô che nắng,
Râm mát đường em đi.

Đường xa em đi về
Có chim reo trong lá,
Có nước chảy dưới khe
Thì thào như tiếng mẹ.

Hôm qua em tới trường,
Mẹ dắt tay từng bước.
Hôm nay mẹ lên nương,
Một mình em tới lớp.

Trường của em be bé,
Nằm lặng giữa rừng cây.
Cô giáo em tre trẻ,
Dạy em hát rất hay.

 

Mũ rơm thơm em đội,
Hương cốm chen hương rừng.
Mỗi lần em tới lớp,
Hương theo em tới trường…

Đánh giá

0

0 đánh giá