Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Tiếng Việt lớp 3 trang 66, 67, 68, 69, 70 (Kết nối tri thức) Bài 16: A lô, tớ đây hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK Tiếng việt lớp 3 Bài 16 từ đó học tốt môn Tiếng việt lớp 3.
Tiếng Việt lớp 3 trang 66, 67, 68, 69, 70 (Kết nối tri thức) Bài 16: A lô, tớ đây
Đọc: A lô, tớ đây trang 66, 67
Khởi động
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 66 Câu hỏi: Trao đổi với bạn về những lợi ích của điện thoại.
Trả lời:
Những lợi ích của điện thoại: Liên lạc tiện lợi, nhanh chóng, …
Đọc văn bản
A lô, tớ đây
Nội dung chính: Bài đọc “A lô tớ đây” kể về hai cậu bé An và Minh lần đầu được bố mẹ cho phép gọi điện thoại cho nhau. Hai bạn rất hào hứng. Trong cuộc điện thoại đầu tiên, An và Minh nói rất to. Tới cuộc điện thoại thứ hai, hai bạn lại nói rất nhỏ, rón rén, thì thào. Tuy nói chuyện điện thoại mệt thật nhưng hai bạn nhỏ rất vui và hào hứng, cười rúc rích suốt cuộc trò chuyện.
Từ ngữ:
- Gật gù: gật nhẹ và nhiều lần, thể hiện thái độ đồng tình, tán thưởng.
- Khoái chí: thích thú vì được như ý.
- Là cái chắc: khẳng định điều gì đó đúng.
- Rón rén: cố làm cho thật nhẹ nhàng vì sợ gấy tiếng động.
- Cười rúc rích: cùng cười khe khẽ với nhau và thích thú.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 67 Câu 1: Giờ ra chơi, điều gì khiến Minh rất vui?
Trả lời:
Giờ ra chơi, điều khiến Minh rất vui là lúc về nhà An sẽ gọi điện cho cậu, cậu sẽ được lần đầ tiên nói chuyện với An thông qua điện thoại.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 67 Câu 2: Lần đầu tiên An gọi điện thoại cho Minh, hai bạn đã nói chuyện với nhau thế nào?
Trả lời:
Lần đầu tiên An gọi điện thoại cho Minh, hai bạn đã nói chuyện với nhau rất to, gào lên, hét lên.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 67 Câu 3: Trong cuộc điện thoại lần hai, các bạn nói chuyện có gì khác lần một?
Trả lời:
Trong cuộc điện thoại lần hai, các bạn nói chuyện lại rất nhỏ, rón rén, thì thào.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 67 Câu 4: Đóng vai hai bạn trong câu chuyện để điện thoại với nhau bằng giọng phù hợp.
Trả lời:
An: A lô… Minh hả?
Minh: A lô… Tớ đây.
An: Hay hơn nói chuyện ở lớp nhỉ.
Minh: Hơn là cái chắc.
An: Đến lượt cậu gọi lại cho tớ nhé.
Minh: A lô.
……
Đọc mở rộng trang 68
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 68 Câu 1: Tìm đọc những câu chuyện, bài văn, bài thơ… về một người tận tâm với nghề và viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Trả lời:
PHIẾU ĐỌC SÁCH | |
Tên bài: Người thầy tận tâm với nghề | Tên nguồn: Tạp chí |
Tác giả: Trường TH Nguyễn Tất Thành. | Nhân vật: Thầy Nguyễn Thanh Hùng |
Nghề nghiệp: Thầy giáo | Mức độ yêu thích: 5 sao |
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 68 Câu 2: Chia sẻ với bạn về bài đã đọc.
- Thầy giáo Nguyễn Thanh Hùng sinh năm 1968 cùng với một số thầy cô trong đoàn giáo viên đi xóa mù của tỉnh, thầy lại lên với miền núi Hướng Hóa, Quảng Trị, đưa cái chữ đến với trẻ em vùng cao. Nhắc đến thầy giáo Nguyễn Thanh Hùng, học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp ai nấy đều trầm trồ khen ngợi. Họ biết đến thầy bởi sự tận tâm với nghề và bảng thành tích rất đáng tự hào.
Luyện tập trang 68, 69, 70
Luyện từ và câu
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 68 Câu 1: Từ ngữ nào dưới đây chỉ thái độ lịch sự trong giao tiếp?
Trả lời:
thân thiện, tôn trọng, hòa nhã, lễ phép, cởi mở.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 68 Câu 2: Đặt 2 câu với từ ngữ tìm được ở bài tập 1.
Trả lời:
- Các bạn học sinh nói chuyện rất lễ phép với thầy cô giáo.
- Bạn Mai nói chuyện rất thân thiện.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 69 Câu 3: Xếp các câu dưới đây vào kiểu câu thích hợp.
Trả lời:
- Câu hỏi:
+ Ai là người đầu tiên phát minh ra điện thoại?
+ Vì sao chúng ta câng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn?
+ Bạn có biết thùng rác của trường đặt ở đâu không?
- Câu kể:
+ An và Minh đang nói chuyện điện thoại với nhau.
+ Tôi lắng nghe cô giáo giảng bài.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 69 Câu 4: Nhìn tranh, đặt câu kể, câu hỏi.
M: - Các bạn nhỏ đi dạo trong công viên.
- Hai ban nữ đang làm gì?
Trả lời:
- Hai bạn nữ đang chơi nhảy dây.
- Bạn nam mặc áo đỏ đang có hành động gì?
- Bạn nữ đang dắt em đi dạp trong công viên.
Luyện viết đoạn
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 70 Câu 1: Đọc bức thư điện tử dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Bức thư trên do ai viết, gửi cho ai?
b. Thư gồm những phần nào?
c. Muốn viết thư điện tử cần có phương tiện gì?
Trả lời:
a. Bức thư trên do Sơn viết, gửi cho Dương.
b. Bức thư gồm các phần: Địa chỉ người nhận, Chủ đề thư, Lời đầu thư, Nội dung thư, cuối thư.
c. Muốn viết thư điện tử thì cần có máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh có kết nối internet.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 70 Câu 2: Thảo luận về các bước viết thư điện tử
- Các bước viết thư điện tử.
- Lợi ích của thư điện tử.
Trả lời:
- Các bước viết thư điện tử:
+ Bước 1: Mở hộp thư điện tử của bạn
+ Bước 2: Vào mục Soạn thư và viết thư.
+ Bước 3: Viết địa chỉ người nhận thư và tên thư.
+ Bước 4: Gửi thư.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 70 Câu 3: Dựa vào bài tập 1, đóng vai Dương để viết thư điện tử trả lời bạn.
Trả lời:
Đến: Son@gmail.com
Chủ đề: Hoạt động chào mừng ngày 8/3
Chào Sơn.
Hoạt động 8/3 tuần sau, tổ của Dương đã phụ trách trang trí lớp học và mua quà cho cô giáo với các bạn nữ trong lớp. Nếu Sơn cần, tổ của Dương sẽ hỗ trợ các bạn trang trí báo tường cùng. Chúng mình cùng cố gắng để cô và các bạn có một ngày 8/3 ý nghĩ nhé.
Tạm biệt Sơn. Chúc bạn buổi tối vui vẻ.
Dương.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 70 Câu hỏi: Tập soạn thư điện tử trên máy tính, điện thoại.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.