Lịch sử 6 (Kết nối tri thức) Bài 4. Nguồn gốc loài người

221

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Lịch sử 6 (Kết nối tri thức) Bài 4. Nguồn gốc loài người hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Vở bài tập Lịch sử Bài 4 từ đó học tốt môn Lịch sử 6.

Lịch sử 6 (Kết nối tri thức) Bài 4. Nguồn gốc loài người

Mục lục Giải Lịch sử 6 Bài 4: Nguồn gốc loài người

Video giải Lịch sử 6 Bài 4: Nguồn gốc loài người

A. CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 17 SGK Lịch sử 6 - KNTTDựa vào hình trên trục thời gian (trang 16), em hãy cho biết quá trình tiến hóa từ vượn thành người đã trải qua các giai đoạn nào? Cho biết niên đại tương ứng của các giai đoạn đó.

 

Trả lời:

- Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trải qua các giai đoạn là: Vượn người; Người tối cổ và Người tinh khôn.

- Niên đại tương ứng với các giai đoạn:

+ Loài Vượn cổ xuất hiện cách ngày nay khoảng 6 triệu năm.

+ Cách ngày nay khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh của loài Vượn cổ đã phát triển lên thành Người tối cổ.

+ Cách ngày nay khoảng 15 vạn năm, người Tối cổ đã tiến hóa thành Người tinh khôn.

Câu hỏi trang 19 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Hãy chỉ ra những dấu tích của Người tối cổ tìm thấy được ở Đông Nam Á và Việt Nam trên lược đồ (hình 3 – trang 18). Những dấu tích đó chứng tỏ điều gì?

Trả lời:

- Những địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam:

+ Ở Việt Nam:

§  Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)

§  Núi Đọ (Thanh Hóa).

§  An Khê (Gia Lai).

§  Xuân Lộc (Đồng Nai).

+ Ở các quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam Á:

§  Lang Xpen (Campuchia).

§  Pôn-đa-ung và A-ni-at (Mianma).

§  Kho-ta Tam-pan và Ni-a (Malaixia).

§  Tri-nin (In-đô-nê-xia).

- Những dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Nam Á đã chứng tỏ tại khu vực Đông Nam Á (nói chung) và Việt Nam (nói riêng) từ rất sớm đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người.

 

B. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 19 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Từ những thông tin và hình ảnh trong bài học, hãy cho biết những bằng chứng nào chứng tỏ ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam diễn ra quá trình tiến hóa từ Vượn thành người?

Trả lời:

Tại khu vực Đông Nam Á (nói chung) và Việt Nam (nói riêng) từ rất sớm đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người. Dấu tích của người tối cổ (bao gồm: di cốt hóa thạch và công cụ đồ đá) được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á và cả ở Việt Nam:

+ Ở Việt Nam, dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy tại:

§  Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)

§  Núi Đọ (Thanh Hóa).

§  An Khê (Gia Lai).

§  Xuân Lộc (Đồng Nai).

+ Ở các quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam Á, dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy tại:

§  Lang Xpen (Campuchia).

§  Pôn-đa-ung và A-ni-at (Mianma).

§  Kho-ta Tam-pan và Ni-a (Malaixia).

§  Tri-nin (In-đô-nê-xia).

Câu 2 trang 19 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Quan sát hình 2 (trang 17), em thấy vượn người, người tinh khôn và người tối cổ có điểm gì khác nhau?

Trả lời:

- Điểm khác biệt giữa Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn:

Vượn người

Người tối cổ

Người tinh khôn

- Có khả năng đi, đứng bằng 2 chi sau.

- Đi, đứng hoàn toàn bằng 2 chân.

- Chưa loại bỏ hết dấu tích của vượn trên cơ thể mình, ví dụ:

+ Trán còn thấp, bợt ra sau.

+ U mày nổi cao.

+ Trên cơ thể vẫn còn lớp lông dày.

- Có cấu tạo cơ thể như người ngày nay:

+ Cương cốt nhỏ.

+ Cơ thể gọn và linh hoạt.

+ Bàn tay nhỏ, khéo léo.

+ Trán cao, mặt phẳng.

Câu 3 trang 19 SGK Lịch sử 6 - KNTTLàm việc theo nhóm: hãy sưu tầm tư liệu và xây dựng một bài giới thiệu bằng hình ảnh kèm chú thích thể hiện quá trình phát triển của người nguyên thủy trên thế giới hoặc ở Việt Nam.

Trả lời:

- Học sinh có thể tham khảo hình ảnh và những thông tin dưới đây về quá trình tiến hóa từ vượn thành người (trên thế giới):

Xem thêm các bài giải sgk Lịch sử 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 3. Thời gian trong Lịch sử

Bài 5. Xã hội nguyên thủy 

Bài 6. Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy

Bài 7. Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Bài 8. Ấn Độ cổ đại

 

Đánh giá

0

0 đánh giá