Lịch sử 6 (Kết nối tri thức) Bài 7. Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

183

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Lịch sử 6 (Kết nối tri thức) Bài 7. Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Vở bài tập Lịch sử Bài 7 từ đó học tốt môn Lịch sử 6.

Lịch sử 6 (Kết nối tri thức) Bài 7. Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Mục lục Giải Lịch sử 6 Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Video giải Lịch sử 6 Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

A. CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 31 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Dựa vào 2 đoạn tư liệu (trang 30), hãy chỉ ra những điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại.

 

Trả lời:

- Những điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên ở Ai Cập và Lưỡng Hà được đề cập trong 2 đoạn tư liệu:

+ Có sự hiện diện của các dòng sông lớn, như: sông Nin (ở Ai Cập), sông Ơ-phơ-rát và Ti-grơ (ở Lưỡng Hà).

+ Có các đồng bằng rộng lớn, màu mỡ được hình thành từ quá trình bồi tụ phù sa của sông Nin (ở Ai Cập), sông Ơ-phơ-rát và Ti-grơ (ở Lưỡng Hà).

Câu hỏi trang 31 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Hình 4 cho em biết điều gì về sản xuất nông nghiệp của người Ai Cập cổ đại.

Trả lời:

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Ai Cập thông qua hình 4:

+ Sử dụng cày với sức kéo của động vật để sản xuất nông nghiệp.

+ Trồng trọt lương thực và cây ăn quả.

Câu hỏi trang 31 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại đã khai thác thế mạnh của điều kiện tự nhiên để phát triển những ngành kinh tế nào?

Trả lời:

Thế mạnh về điều kiện tự nhiên

Ngành kinh tế phát triển trên

thế mạnh của điều kiện tự nhiên

- Các đồng bằng phù sa rộng lớn, màu mỡ.

- Các dòng sông lớn, cung cấp nguồn nước tưới tiêu dồi dào.

- Ngành nông nghiệp trồng lương thực (cây lúa nước) và cây ăn quả.

- Các dòng sông lớn là những tuyến giao thương huyết mạch nối liền giữa các vùng trong cả nước.

- Thương mại.

Câu hỏi trang 31 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Dựa vào thông tin trên và khai thác trục thời gian (tr.29), hãy nêu quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà.

Trả lời:

- Quá trình lập quốc của người Ai Cập:

+ Từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập đã sống trong các công xã.

+ Khoảng năm 3200 TCN, ông vua huyền thoại có tên là Mô-nét đã thống nhất các công xã (còn gọi là các nôm) thành Nhà nước Ai Cập.

+ Từ đó, Ai Cập đã trải qua các giai đoạn: Tảo kì vương quốc, Cổ vương quốc, Trung vương quốc, Tân vương quốc và Hậu kì vương quốc.

+ Đến giữa thế I TCN Ai Cập bị La Mã xâm lược và thống trị.

- Quá trình lập quốc của người Lưỡng Hà:

+ Khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người Xu-me đến định cư và xây dựng các nhà nước thành bang tại vùng hạ lưu hai dòng sông Ơ-phơ-rát và Ti-grơ.

+ Sau đó người Ác-cát, người At-xi-ri, người Babylon,...đã thành lập vương triều của mình, thay nhau làm chủ vùng đất này.

+  Đến thế kỉ III TCN bị Ba Tư xâm lược.

Câu hỏi trang 33 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà.

Trả lời:

- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của người Ai Cập:

+ Tín ngưỡng:

§  Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần sông Nin, thần Mặt trời…).

§  Tin vào sự bất tử của linh hồn (cho rằng sau khi chết, linh hồn có thể trở lại thể xác để hồi sinh => có tục ướp xác).

+ Lịch pháp: sáng tạo ra nông lịch.

+ Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên giấy làm từ thân của cây Papirut.

+ Toán học: Giỏi về hình học; Biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân.

+ Kiến trúc: Xây dựng được các công trình đồ sộ, kì vĩ. Ví dụ: Kim tự tháp…

- Những thành tựu văn hóa chủ yếu củangười Lưỡng Hà:

+ Tín ngưỡng: Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần Mặt trời…).

+ Lịch pháp: Sáng tạo ra nông lịch.

+ Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên đất sét.

+ Toán học: Giỏi về số học; Sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.

+ Kiến trúc: xây dựng được các công trình đồ sộ. Ví dụ: vườn treo Ba-bi-lon…

 

B. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 33 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Từ các hình ảnh và thông tin ở mục 3, em ấn tượng nhất với thành tựu văn hóa nào của người Ai Cập và Lưỡng Hà? Vì sao?

Trả lời:

- Em ấn tượng nhất với nghệ thuật điêu khắc của cư dân Ai cập cổ đại, thông qua hình ảnh Tượng Nhân sư (hình 7) canh giữ kim tự tháp Kê-ốp.

- Giới thiệu về Tượng Nhân sư:

+ Tượng Nhân sư khổng lồ được làm bằng đá vôi, tạc hình dáng đầu người, thân sư tử nằm trong tư thế phủ phục canh gác cho đền thờ vua Pharaoh Khafre trên cao nguyên Giza, bờ Tây sông Nile của Ai Cập.

+ Đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới, dài 73,5 mét và cao 20,22 m.

+ Theo quan niệm của người Ai Cập, tượng nhân sư (có phần đầu là nam giới, phần thân là sư tử) tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh.

=> Tượng Nhân sư đã cho thấy sự tinh tế, bài tay tài hoa và sự miệt mài sáng tạo nghệ thuật của của người Ai Cập cổ đại.

Câu 2 trang 33 SGK Lịch sử 6 - KNTTEm hãy nêu một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ các phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà.

Trả lời:

- Một số vật dụng/ lĩnh vực mà ngày nay chúng ta thừa hưởng từ các phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà:

+ Cái cày (sử dụng sức kéo của động vật);

+ Bánh xe.

+ Nông lịch (âm lịch).

+ Phép tính với hệ đếm thập phân và hệ đếm 60.

Câu 3 trang 33 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Dựa vào bảng chữ số của người Ai Cập dưới đây em hãy làm phép tính: 124 + 321 = ? và 1565 – 1243 = ? theo cách viết của người Ai Cập cổ đại.

Trả lời:

- Thực hiện phép tính: 124 + 321

- Thực hiện phép tính: 1565 – 1243

Xem thêm các bài giải sgk Lịch sử 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 6. Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy

Bài 8. Ấn Độ cổ đại

Bài 9. Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Bài 10. Hy Lạp và La Mã cổ đại

Bài 11. Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá