Lịch sử 6 (Kết nối tri thức) Bài 9. Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

199

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Lịch sử 6 (Kết nối tri thức) Bài 9. Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Vở bài tập Lịch sử Bài 9 từ đó học tốt môn Lịch sử 6.

Lịch sử 6 (Kết nối tri thức) Bài 9. Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Mục lục Giải Lịch Sử 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kì VII

Video giải Lịch Sử 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kì VII

A. CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 40 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Theo em, sông Hoàng Hà và Trường Giang đã tác động như thế nào đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại?

Trả lời:

- Sự hiện diện của 2 dòng sông Hoàng Hà và Trường Giang đã có nhiều tác động tích cực và tiêu cực tới cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại:

+ Tác động tích cực:

§  Cung cấp nguồn nước dồi dào cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.

§  Cung cấp nguồn thủy sản phong phú.

§  Bồi tụ nên các đồng bằng, màu mỡ (đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam) thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp.

§  Thượng nguồn các dòng sông là vùng đất cao, có nhiều đồng cỏ, thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc.

§  Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước.

+ Tác động tiêu cực: lũ lụt do 2 con sông gây nhiều khó khăn cho nhân dân đồng thời đặt ra nhu cầu phải tiến hành trị thủy (đào – đắp kênh/ mương; xây các công trình thủy lợi…).

Câu hỏi trang 41 SGK Lịch sử 6 - KNTTTư liệu trên cho em biết điều gì về chính sách cai trị đất nước của Tần Thủy Hoàng?

 

Trả lời:

- Chính sách cai trị đất nước của Tần Thủy Hoàng rất hà khắc, cứng nhắc tất cả mọi việc đều dùng pháp luật để quyết định.

Câu hỏi trang 41 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Nhà Tần đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc như thế nào?

Trả lời:

- Khoảng thế kỉ VIII TCN, nhà Chu suy yếu, các nước ở lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau trong suốt 5 thế kỉ tiếp theo – sử sách gọi là thời Xuân Thu – Chiến Quốc.

- Nửa sau thế kỉ III TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN.

- Dưới thời Tần, các giai cấp trong xã hội có sự phân hóa:

+ Quan lại, quý tộc… là những người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.

+ Nông dân cũng bị phân hóa. Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột (địa chủ). Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh.

+ Một bộ phận nông dân không có ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy – gọi là nông dân lĩnh canh. Khi nhận ruộng, họ phải nộp lại một phần hoa lợi cho địa chủ (gọi là địa tô).

=> Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh đã thay thế cho quan hệ bóc lột giữa quý tộc với nông dân công xã (thời cổ đại) => chế độ phong kiến đã được xác lập ở Trung Quốc.

Câu hỏi trang 42 SGK Lịch sử 6 - KNTTHãy xây dựng đường thời gian từ thời nhà Hán đến thời nhà Tùy.

Trả lời:

Câu hỏi trang 44 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Kể tên một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại

Trả lời:

Một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại:

- Tư tưởng: có nhiều thuyết học, tư tưởng, chính trị học, nổi bật nhất là: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.

- Phát minh ra nông lịch.

- Sử học: các bộ sử nổi tiếng, ví dụ: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán Thư của Ban Cố,...

- Chữ viết:

+ Sáng tạo ra chữ viết từ sớm.

+ Chữ thường được viết trên mai rùa/ xương thú (giáp cốt văn); hoặc trên thẻ tre, gỗ…

- Văn học:

Phong phú, đa dạng về thể loại và phương thức thể hiện.

+ Nhiều tác phẩm nổi tiếng, như: Kinh Thi (thời Xuân Thu),…

- Về y học:

+ Biết dùng cây cỏ tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh.

+ Các danh y nổi tiếng như Hoa Đà, Biển Thước...

- Kỹ thuật: phát minh kĩ thuật làm giấy, la bàn, kĩ thuật in; dụng cụ đo động đất (địa động nghi)...

- Kiến trúc: xây dựng Vạn lý trường thành.

 

B. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 44 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại có những đặc điểm gì nổi bật? Những đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến sự hình thành nền văn minh quốc gia này?

Trả lời:

Điều kiện tự nhiên

Tác động đến sự hình thành của nền văn minh Trung Quốc

- Phía Đông giáp biển.

- Tiếp giáp với lãnh thổ của nhiều quốc gia/ khu vực khác.

- Thuận lợi cho sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia/ vùng lãnh thổ.

- Có sự hiện diện của các dòng sông lớn: Hoàng Hà và Trường Giang.

- Thuận lợi:

+ Cung cấp nguồn nước dồi dào; nguồn thủy sản phong phú.

+ Bồi tụ nên các đồng bằng rộng lớn, màu mỡ.

+ Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước.

- Khó khăn: đặt ra nhu cầu trị thủy.

- Các đồng bằng rộng lớn, màu mỡ, trù phú (do Hoàng Hà; Trường Giang bồi đắp phù sa)

- Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Nhờ có các đồng bằng phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào… nên chỉ cần sử dụng những công cụ lao động thô sơ, cư dân Trung Quốc đã có thể tạo ra một lượng sản phẩm lớn => điều kiện nảy sinh cho sự tư hữu tài sản và bóc lột đã xuất hiện => xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo.

=> Sự phân hóa giàu nghèo cùng với nhu cầu trị thủy đã thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại ở Trung Quốc.

Câu 2 trang 44 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Nhà Tần có vai trò như thế nào trong lịch sử Trung Quốc?

Trả lời:

- Vai trò của nhà Tần trong lịch sử Trung Quốc:

+ Chinh phục các nước: Triệu, yên, Ngụy, Hàn, Tề, Sở, thống nhất lãnh thổ Trung Quốc.

+ Xác lập và đặt nền tảng cho sự phát triển của chế độ phong kiến ở Trung Quốc.

+ Áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật chung trên cả nước để củng cố sự thống nhất đất nước.

+ Mở rộng lãnh thổ Trung Quốc (năm 214 TCN, nhà Tần đem quân xâm lược và chiếm được vùng đất gồm: Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và một phần tỉnh Quý Châu hiện nay).

- Tuy nhiên, việc xiết chặt kỉ cương đất nước thông qua chính sách pháp luật hà khắc đã khiến cho mâu thuẫn trong lòng xã hội Trung Quốc ngày càng sâu sắc, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tần.

Câu 3 trang 44 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Trong các thành tựu của văn minh Trung Quốc cổ đại, em thích nhất thành tựu nào? Vì sao?

Trả lời:

- Trong các thành tựu văn minh Trung Quốc thời cổ đại, em ấn tượng nhất với “Đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng”.

+ Hầm mộ binh mã rỗng cách lăng Tần Thủy Hoàng (huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây) khoảng 1.500m về phía Đông. Cho đến nay, Trung Quốc đã phát hiện 4 hầm mộ binh mã rỗng, trong đó có 1 hầm chưa xây dựng xong, vì vậy ở đây không có tượng lính và tượng ngựa tùy táng. Trong 3 hầm mộ binh mã rỗng, hầm số 1 có quy mô lớn nhất, chạy từ Đông sang Tây, dài 210 mét, rộng khoảng 60 mét, tổng diện tích khoảng 13.000m2.. Trong 3 hầm mộ binh mã rỗng còn lại, hầm số 1 là hầm của Hữu quân, thiết lập một thế trận hùng mạnh với bộ binh là chính. Hầm mộ số 2 là hầm mộ của Tả quân với thế trận rất quy mô, gồm có chiến xa, kỵ binh và bộ binh. Hầm mộ chưa xây dựng xong là hầm mộ dành cho Trung quân theo dự định...

+ Tượng binh mã rỗng không những có giá trị về mặt nghệ thuật, mà còn có thể giúp nhân loại giải đáp nhiều thắc mắc của các nhà nghệ thuật đương đại về vấn đề chiến tranh thời cổ đại ở Trung Quốc.

§  Hầm mộ binh mã rỗng thời Tần Thuỷ Hoàng rất quy mô, tổng cộng có 20.780m2, hiện nay ngành chức năng Trung Quốc chỉ mới khai quật được 1 phần.

§  Xét về cách xếp các tượng lính và tượng ngựa đã khai quật cho thấy, cả 3 hầm mộ cổ đã chôn hơn 130 chiến xa, 500 ngựa gốm kéo xe, 116 chiếc yên ngựa của kỵ binh, gần 8.000 tượng lính kéo xe, tượng kỵ binh và bộ binh. Những tượng lính và tượng ngựa trông rất giống người thật và ngựa thật. Các tượng lính đều cao trên 1,8 mét. Những tượng lính và tượng ngựa đứng oai nghiêm xếp hàng rất trật tự là hình ảnh thu nhỏ, nói lên tiềm lực quân đội hùng hậu của nhà Tần.

+ Kết quả khai quật cho thấy chủ yếu tượng được đúc kết hợp giữa mô hình thật với phương pháp nặn tượng. Người ta lấy đất sét ở địa phương làm nguyên liệu nặn tượng. Trước hết làm phần đầu, phần thân và chân tay, bên trong tượng đúc rỗng, sau đó lắp ghép từng bộ phận lại với nhau, đợi đến sắp khô mới bắt đầu chạm khắc các chi tiết như tai, mũi, mắt, miệng, tóc, trang phục...
Sau khi tượng hoàn thành, phải đợi tượng khô hoàn toàn mới cho vào lò nung. Công nghệ làm tượng ngựa cũng tương tự. Chính vì các tượng lính và tượng ngựa được làm từng cái một cho nên mỗi tượng có nét khác nhau trông rất độc đáo. Đặc biệt là nét mặt rất phong phú và sinh động.

=> Việc khai quật binh mã rỗng vào năm 1974 một lần nữa đánh thức nền văn minh thời cổ Trung Quốc, mở ra cánh cửa để người đương đại tìm hiểu kho tàng lịch sử bị vùi trong hàng ngàn năm.

Câu 4 trang 44 SGK Lịch sử 6 - KNTTTheo em, những thành tựu nào của văn minh Trung Quốc thời cổ đại có ảnh hưởng tới văn hoá của người Việt trong quá khứ và hiện tại?

Trả lời:

Những thành tựu văn minh Trung Quốc có ảnh hưởng đến văn hóa của người Việt:

* Tư tưởng, tôn giáo

- Học thuyết Nho gia (sau này phát triển thành Nho giáo):

+ Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm, gắn liền với cuộc chiến tranh xâm lược và đô hộ của các vương triều phong kiến Trung Quốc.

+ Ban đầu, Nho giáo tới Việt Nam theo phương thức cưỡng bức, áp đặt thông qua bộ máy cai trị và chính sách đồng hóa của các vương triều phong kiến phương Bắc.

+ Dần dần, người Việt đã tiếp thu Nho giáo một cách chủ động và biến Nho giáo thành một công cụ để quản lý và điều tiết quan hệ xã hội, ví dụ:

§  Từ triều Lê sơ (1428 – 1527) trở đi, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống ở Việt Nam.

§  Các tư tưởng, luân lí của Nho giáo được coi là chuẩn mực để định ra những giá trị đạo đức và hành vi cư sử của con người ( nhân, nghĩa, lễ, trí, tín…).

- Luồng Phật giáo Bắc tông từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ đầu công nguyên và có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của người Việt.

Chữ viết

- Chữ Hán được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên.

- Trong nhiều thế kỉ, chữ Hán được các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng làm văn tự chính; được sử dụng trong:

+ Văn bản hành chính của quốc gia.

+ Ghi chép lịch sử, văn học...

+ Sử dụng trong thi – cử.

- Trên cơ sở chữ Hán của Trung Quốc; người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm (dưới thời vua Quang Trung, chữ Nôm được nâng lên trở thành văn tự chính của quốc gia).

Phong tục – tập quán:

- Nhiều lễ tết quan trọng của người Việt, như: Tết Nguyên đán; tết Nguyên tiêu; tết Đoan Ngọ; Tết Trung Thu... đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Xem thêm các bài giải sgk Lịch sử 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 8. Ấn Độ cổ đại

Bài 10. Hy Lạp và La Mã cổ đại

Bài 11. Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á 

Bài 12. Sự hình thành và phát triển các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á 

Bài 13. Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X 

Đánh giá

0

0 đánh giá