Lịch sử 6 (Kết nối tri thức) Bài 12. Sự hình thành và phát triển các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)

159

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Lịch sử 6 (Kết nối tri thức) Bài 12. Sự hình thành và phát triển các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Vở bài tập Lịch sử Bài 12 từ đó học tốt môn Lịch sử 6. 

Lịch sử 6 (Kết nối tri thức) Bài 12. Sự hình thành và phát triển các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)

Mục lục Giải Lịch Sử 6 Bài 12: Sự hình thành và phát triển các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)

Video giải Lịch Sử 6 Bài 12: Sự hình thành và phát triển các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)

A. CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 55 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Quan sát lược đồ hình 1 (tr.53) và thông tin trong bài học, em hãy nêu tên và xác định nơi hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

 

Trả lời:

Tên một số quốc gia phong kiến

ở Đông Nam Á

Nơi hình thành

- Vương quốc Sri Kse-tra của người Môn

- Vương quốc Pa-gan của người Miến

Lưu vực sông I-ra-oa-đi.

- Vương quốc Đva-ra-va-ti của người Môn

- Vương quốc Chân Lạp của người Khơ-me

 

Lưu vực sông Mê Nam

- Vương quốc Sri Vi-giay-a của người Mã Lai

Đảo Xu-ma-tra

- Vương quốc Ca-lin-ga của người In-đô-nê-xi-a

Đảo Gia-va

- Vương quốc Chăm-pa

Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ ở Việt Nam

Câu hỏi trang 57 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Khai thác các tư liệu trên và cho biết thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi những sản vật nào của các vương quốc Sri Vi-giay-a và Ma-ta-ram?

Trả lời:

- Những sản vật của vương quốc Sri Vi-giay-a có sức hấp dẫn đối với các thương nhân nước ngoài là: tinh dầu thơm; cây thuốc; long não, trầm hương, đinh hương, đàn hương, đậu khấu, sa nhân…

-  Những sản vật của vương quốc Ma-ta-ram có sức hấp dẫn đối với các thương nhân nước ngoài là: đồi mồi, vàng bạc, sừng tê và ngà voi…

Câu hỏi trang 57 SGK Lịch sử 6 - KNTTHãy trình bày hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

Trả lời:

- Hoạt động kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X:

+ Các vương quốc nằm ở vùng lục địa (như Chăm-pa, Chân Lạp), ở hạ lưu sông Chao Phray-a (Thái Lan)l lưu vực sông I-ra-oa-đi… lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính.

+ Một số quốc gia chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển, như: Sri Vi-giay-a; Ca-lin-ga; Ma-ta-ram (In-đô-nê-xi-a ngày nay).

+ Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực. Vì vậy, trong các thế kỉ VII – X, ở các vương quốc cũng đã xuất hiện một số thương cảng sầm uất, như: Đại Chiêm (Chăm-pa); Pa-lem-bang (Sri Vi-giay-a)… Những thương cảng này đã trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hóa giữa các châu lục.

 

B. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 57 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đã phát huy những lợi thế nào để phát triển kinh tế?

Trả lời:

- Những lợi thế giúp các vương quốc phong kiến Đông Nam Á phát triển kinh tế:

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp.

§  Có sự hiện diện của các dòng sông lớn (ví dụ: sông Mê Nam; sông Chao Phray-a; sông Hồng; sông I-ra-oa-đi;…) => cung cấp nguồn nước dồi dào cho đời sống sản xuất.

§  Các đồng bằng được bồi tụ bởi phù sa của các dòng sông => đất đai màu mỡ.

§  Khí hậu nóng ẩm => thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài động – thực vật, đặc biệt là cây lúa nước.

+ Nhiều quốc gia giáp biển; khu vực Đông Nam Á lại án ngữ trên ngã tư đường giao thương quốc tế => thuận lợi cho sự trao đổi – buôn bán giữa các quốc gia Đông Nam Á với nhau và giữa các quốc gia Đông Nam Á với các nước khác ngoài khu vực.

Câu 2 trang 57 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Hoạt động giao lưu thương mại đã tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?

Trả lời:

Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các vương quốc trong khu vực:

+ Hoạt động trao đổi – buôn bán với nước ngoài giúp: xuất khẩu các sản phẩm (hàng hóa) trong nước ra nước ngoài; nhập khẩu các hàng hóa nước ngoài về để đ dạng hóa sản phẩm; đáp ứng nhu cầu của người dân.

+ Góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất: nông nghiệp, thủ công nghiệp… ở trong nước.

+ Góp phần đưa tới sự xuất hiện của các cảng thị sầm uất, ví dụ như: Đại Chiêm (Chăm-pa); Pa-lem-bang (Sri Vi-giay-a)…

Câu 3 trang 57 SGK Lịch sử 6 - KNTTCó một câu chuyện thú vị như sau: Vào thế kỉ X, 1 pound nghệ tây (khoảng 4 lạng) có giá ngang với 1 con ngựa, 1 pound gừng có giá ngang 1 con bò. Từ câu chuyện trên cùng thông tin trong bài học, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3- 5 câu) mô tả sự hấp dẫn của nguồn gia vị ở các vương quốc Đông Nam Á đối với thương nhân nước ngoài.

Trả lời:

Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây hương liệu – gia vị, ví dụ như: hồi, quế, hồ tiêu, nghệ tây, gừng… Đây cũng là một trong những mặt hàng chủ lực của các nước Đông Nam Á trên tuyến buôn bán đường biển kết nối Á – Âu 9maf sau này gọi là con đường gia vị).

Không chỉ xuất hiện trong nhà bếp, các loại hương liệu – gia vị của Đông Nam Á còn được cư dân châu Âu ưa chuộng, sử dụng trong y học hoặc phụ vụ cho những nhu cầu xa hoa hơn, như: dầu thơm, dầu tắm cho giới quý tộc. Vào thế kỉ X, giá của các loại gia vị được đẩy lên cao tới mức khủng khiếp: 1 pound nghệ tây (khoảng 4 lạng) có giá ngang với 1 con ngựa, 1 pound gừng có giá ngang 1 con bò; hay 2 pound vỏ nhục đậu khấu có thể mua được 1 con cừu; ở Đức, hạt tiêu đen còn được sử dụng như 1 loại tiền tệ…. Nguồn lợi nhận khổng lồ từ hương liệu – gia vị góp phần mang lại sự giàu sang, sầm uất cho các quốc gia Đông Nam Á.

Câu 4 trang 57 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Hãy tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo và internet về một thương cảng Đông Nam Á thời cổ đại và một thương cảng Đông Nam Á hiện nay. Qua đó, em ở thu hoạch được điều gì?

Trả lời:

* Thông tin về 1 thương cảng Đông Nam Á thời cổ đại và 1 thương cảng Đông Nam Á hiện nay

- Thương cảng Đại Chiêm của Chăm-pa (thời cổ đại):

+ Đại Chiêm hải khẩu (Hội An ngày nay) là một trong những thương cảng quan trọng bậc nhất của Vương quốc Chăm-pa.

+ Tại thương cảng Đại Chiêm diễn ra sự trao đổi, buôn bán nhộn nhịp giữa nhân dân Chăm-pa với các thương nhân Ấn Độ, Trung Hoa, Ả-rập. Thông qua cảng Đại Chiêm, Chăm-pa trở thành nơi cung cấp các sản phẩm như: ngà voi, sừng tê, trầm hương,… cho thị trường Ấn Độ, Trung Hoa…

+ Sự phát triển rực rỡ của mậu dịch hàng hải (thông qua thương cảng Đại Chiêm) đã đem đến sự giàu mạnh cho Vương quốc Chăm-pa.

- Thương cảng Singapo - trung tâm chuyển tải container nhộn nhịp nhất trên thế giới.

+ Cảng Singapore nằm ở phía nam của bán đảo Malay, cách khoảng 30 km về phía tây nam cảng Johor của Malaysia.

+ Thương cảng này cung cấp kết nối tới hơn 600 thương cảng ở 123 quốc gia khác thông qua hơn 200 tuyến đường vận chuyển.

+ Cảng Singapore có năng lực xử lý rất lớn, chiếm khoảng một phần năm khả năng chuyển tải container của toàn cầu. Trong năm 2009, Cảng đã bốc xếp 25,86 triệu TEUs, 471,4 triệu tấn hàng hóa và đón 1 triệu hành khách. Tổng cộng có 130.575 tàu thuyền đến cảng trong năm 2009.

* Thu hoạch:

­- Các thương cảng đã trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia, các châu lục.

- Hoạt động mậu dịch hàng hải góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác, như: nông nghiệp, thủ công nghiệp.

Xem thêm các bài giải sgk Lịch sử 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 11. Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á 

Bài 13. Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X 

Bài 14. Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc 

Bài 15. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc 

Bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Đánh giá

0

0 đánh giá