Hãy tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo và internet về một thương cảng Đông Nam Á

63

Với giải Câu 4 trang 57 SGK Lịch sử 6 (Kết nối tri thức) Bài 12. Sự hình thành và phát triển các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Hãy tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo và internet về một thương cảng Đông Nam Á

Câu 4 trang 57 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Hãy tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo và internet về một thương cảng Đông Nam Á thời cổ đại và một thương cảng Đông Nam Á hiện nay. Qua đó, em ở thu hoạch được điều gì?

Trả lời:

* Thông tin về 1 thương cảng Đông Nam Á thời cổ đại và 1 thương cảng Đông Nam Á hiện nay

- Thương cảng Đại Chiêm của Chăm-pa (thời cổ đại):

+ Đại Chiêm hải khẩu (Hội An ngày nay) là một trong những thương cảng quan trọng bậc nhất của Vương quốc Chăm-pa.

+ Tại thương cảng Đại Chiêm diễn ra sự trao đổi, buôn bán nhộn nhịp giữa nhân dân Chăm-pa với các thương nhân Ấn Độ, Trung Hoa, Ả-rập. Thông qua cảng Đại Chiêm, Chăm-pa trở thành nơi cung cấp các sản phẩm như: ngà voi, sừng tê, trầm hương,… cho thị trường Ấn Độ, Trung Hoa…

+ Sự phát triển rực rỡ của mậu dịch hàng hải (thông qua thương cảng Đại Chiêm) đã đem đến sự giàu mạnh cho Vương quốc Chăm-pa.

- Thương cảng Singapo - trung tâm chuyển tải container nhộn nhịp nhất trên thế giới.

+ Cảng Singapore nằm ở phía nam của bán đảo Malay, cách khoảng 30 km về phía tây nam cảng Johor của Malaysia.

+ Thương cảng này cung cấp kết nối tới hơn 600 thương cảng ở 123 quốc gia khác thông qua hơn 200 tuyến đường vận chuyển.

+ Cảng Singapore có năng lực xử lý rất lớn, chiếm khoảng một phần năm khả năng chuyển tải container của toàn cầu. Trong năm 2009, Cảng đã bốc xếp 25,86 triệu TEUs, 471,4 triệu tấn hàng hóa và đón 1 triệu hành khách. Tổng cộng có 130.575 tàu thuyền đến cảng trong năm 2009.

* Thu hoạch:

­- Các thương cảng đã trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia, các châu lục.

- Hoạt động mậu dịch hàng hải góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác, như: nông nghiệp, thủ công nghiệp.

Đánh giá

0

0 đánh giá