SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

1.5 K

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách bài tập Lịch sử 10 Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Lịch sử 10 Bài 11.

SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

SBT Lịch sử 10 trang 62 Tập 1

Bài 1 trang 62 sách bài tập Lịch sử 10: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc được phát triển trên cơ sở của nền văn hoá nào?

A. Văn hoá Sa Huỳnh.

B. Văn hoá Đông Sơn.

C. Văn hoá Óc Eo.

D. Văn hoá Đồng Nai.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài 2 trang 62 sách bài tập Lịch sử 10: Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

A. Trống đồng Ngọc Lũ.

B. Tượng Phật Đồng Dương.

C. Phù điêu Khương Mỹ.

D. Tiền đồng Óc Eo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài 3 trang 62 sách bài tập Lịch sử 10: Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang - Âu Lạc theo thứ tự từ trung ương xuống địa phương là

A. Vua - Lạc hầu, Lạc tướng - Lạc dân.

B. Vua - Vương công, quý tộc - Bồ chính.

C. Vua - Lạc hầu, Lạc tướng - Bồ chính,

D. Vua - Lạc hầu, Lạc tướng - Tủ trưởng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Bài 4 trang 62 sách bài tập Lịch sử 10: Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi để hình thành văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

A. Đất đai màu mỡ.

B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt.

D. Khoáng sản phong phú.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Bài 5 trang 62 sách bài tập Lịch sử 10: Đặc điểm của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là

A. bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua.

B. bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận.

C. nhà nước sơ khai nhưng không còn là tổ chức bộ lạc.

D. nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

SBT Lịch sử 10 trang 63 Tập 1

Bài 6 trang 63 sách bài tập Lịch sử 10: Nội dung nào sau đây là biểu hiện cho sự phát triển kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?

A. Kĩ thuật luyện kim (đồ đồng) phát triển đến trình độ cao.

B. Có cảng thị Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều quốc gia.

C. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại, ...

D. Mở rộng ảnh hưởng ra nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài 7 trang 63 sách bài tập Lịch sử 10: Công trình nào sau đây là thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa?

A. Thành Cổ Loa.

B. Tháp Bà Pô Na-ga.

C. Cảng thị Óc Eo.

D. Tháp Phổ Minh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài 8 trang 63 sách bài tập Lịch sử 10: Chữ Chăm cổ được sáng tạo trên cơ sở của loại chữ viết nào?

A. Chữ Phạn.

B. Chữ Hán.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ Nôm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài 9 trang 63 sách bài tập Lịch sử 10: Văn minh Chăm-pa có đặc điểm gì?

A. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.

B. Có nguồn gốc hoàn toàn bản địa.

C. Có cội nguồn từ nền văn hoá ở khu vực Nam Bộ.

D. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và Tây Á.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài 10 trang 63 sách bài tập Lịch sử 10: Lễ hội truyền thống nào sau đây thuộc văn minh Chăm-pa?

A. Lễ hội Ka-tê.

B. Lễ hội Oóc Om Bóc.

C. Lễ hội Cơm mới.

D. Lễ hội Lồng tồng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài 11 trang 63 sách bài tập Lịch sử 10: Văn minh Chăm-pa có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A. Kết hợp giữa văn hoá bản địa với văn hoá Ấn Độ.

B. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Trung Hoa.

C. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Đại Việt.

D. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Phù Nam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài 12 trang 63 sách bài tập Lịch sử 10: Văn minh Phù Nam được hình thành và phát triển chủ yếu ở khu vực nào?

A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng.

B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam.

C. Khu vực Nam Bộ Việt Nam.

D. Vùng duyên hải Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

SBT Lịch sử 10 trang 64 Tập 1

Bài 13 trang 64 sách bài tập Lịch sử 10: Óc Eo là tên gọi của

A. một di chỉ khảo cổ học ở Nam Bộ.

B. một tỉnh thuộc Nam Bộ.

C. một tiểu quốc của Vương quốc Chân Lạp.

D. một cảng thị ở miền Trung và Tây Nguyên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài 14 trang 64 sách bài tập Lịch sử 10: Cư dân Phù Nam phát triển loại hình kinh tế nông nghiệp nào sau đây?

A. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi.

B. Kinh tế nông nghiệp nương rẫy.

C. Kinh tế chăn nuôi đại gia súc.

D. Kinh tế vườn - ao - chuồng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài 15 trang 64 sách bài tập Lịch sử 10: Loại hình tôn giáo nào đã xuất hiện trong đời sống tâm linh của cư dân Phù Nam?

A. Hin-đu giáo và Phật giáo.

B. Hồi giáo.

C. Công giáo.

D. Nho giáo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài 16 trang 64 sách bài tập Lịch sử 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của Vương quốc Phù Nam?

A. Quốc gia cổ phát triển hùng mạnh ở Đông Nam Á.

B. Quốc gia hình thành sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay.

C. Quốc gia thương mại hướng biển ở Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam.

D. Quốc gia cổ được phát triển trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài 17 trang 64 sách bài tập Lịch sử 10: Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có điểm chung là gì?

A. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ.

B. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Trung Hoa.

C. Hình thành ở lưu vực các con sông.

D. Hình thành ở vùng đồi núi khô cằn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Bài 18 trang 64 sách bài tập Lịch sử 10: Đứng đầu là vua, giúp vua có các Lạc hầu, Lạc tướng là đặc điểm chung của quốc gia cố nào?

A. Văn Lang và Âu Lạc.

B. Chăm-pa và Phù Nam.

C. Văn Lang và Phù Nam.

D. Văn Lang và Chăm-pa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài 19 trang 64 sách bài tập Lịch sử 10: Thành tựu nào sau đây của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới?

A. Trống đồng Đông Sơn.

B. Phật viện Đông Dương.

C. Thánh địa Mỹ Sơn.

D. Đồng tiền cổ Óc Eo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

SBT Lịch sử 10 trang 65 Tập 1

Bài tập 2 trang 65 sách bài tập Lịch sử 10: Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử trong các câu dưới đây

A. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đều được hình thành trên vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn.

B. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đều có nguồn gốc hoàn toàn bản địa.

C. Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú là một cơ sở cho nghề luyện kim phát triển sớm ở Việt Nam.

D. Nhu cầu bảo vệ cuộc sống của cộng đồng là một cơ sở để hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam.

E. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam có hoạt động kinh tế đa dạng, trên cơ sở phát triển nông nghiệp.

G. Bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc đơn giản nhưng có tính chuyên chế, tập quyền cao.

H. Trống đồng Đông Sơn là bảo vật chung của các cộng đồng cư dân cổ sinh sống trên đất nước Việt Nam.

I. Cơ cấu bữa ăn của người Việt cổ là cơm, rau, cá,.. Nhà ở chủ yếu là nhà sàn.

K. Chữ Chăm cổ được sáng tạo dựa vào chữ Phạn và được sử dụng đến ngày nay.

L. Tín ngưỡng của người Phù Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.

Lời giải:

- Những câu đúng: C, D, E, I, K, L.

- Những câu sai: A, B, G, H.

Bài tập 3 trang 65 sách bài tập Lịch sử 10: Ghép các ý ở cột A với cột B cho phù hợp nội dung lịch sử

SBT Lịch sử 10 trang 65 Kết nối tri thức (ảnh 2)

Lời giải:

Ghép:

1 - a; 2 - i; 3 - C;

4 - b; 5 - e; 6 - d;

7- g; 8 - h

SBT Lịch sử 10 trang 66 Tập 1

Bài tập 4 trang 66 sách bài tập Lịch sử 10: Ghép các hình ảnh ở bên trái với ô chữ ở bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử

SBT Lịch sử 10 trang 66 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Ghép:

1 (Văn minh Văn Lang - Âu Lạc) - Hình 1, 4, 6, 7.

2 (Văn minh Chăm-pa) - Hình 2, 5, 8.

3 (Văn minh Phù Nam) - Hình 3, 9, 10.

SBT Lịch sử 10 trang 67 Tập 1

Bài 5.1 trang 67 sách bài tập Lịch sử 10: Lập bảng hệ thống về cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

Lời giải:

Phần 5.1: Hệ thống: cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

Cơ sở

Văn minh

Văn Lang - Âu Lạc

Văn minh

Chăm-pa

Văn minh

Phù Nam

Điều kiện

tự nhiên

- Hình thành trên lưu vực các dòng sông như sông Hồng, sông Mã, sông Cả,...

- Hình thành, tồn tại và phát triển trên địa bàn các tỉnh miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn.

- Hình thành ở vùng vùng hạ lưu sông Mê Công

Xã hội

Cội nguồn từ văn hoá Phùng Nguyên, phát triển rực rỡ trong thời kì văn hoá Đông Sơn.

Cư dân Việt cổ sống thành từng làng

- Cội nguồn từ văn hóa Sa Huỳnh.

- Cơ cấu xã hội dạng lãnh địa / liên minh cụm làng

- Có một số nhóm người khác cùng với cư dân Sa Huỳnh xây dựng nền văn minh

Có cội nguồn từ nền văn hoá tiền Óc Eo.

- Cấu trúc làng nông - chài - thương nghiệp hình thành.

- Người bản địa và cư dân Nam Đảo di cư đến, cùng xây dựng và phát triển văn minh.

Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ

 

Sớm tiếp xúc với văn minh Ấn Độ

- Sớm tiếp xúc với văn minh Ấn Độ

Bài 5.2 trang 67 sách bài tập Lịch sử 10: Căn cứ vào kết quả của Bài tập phần 5.1, hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau về cơ sở hình thành của các nền văn minh ấy

Lời giải:

Phần 5.2: So sánh cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

   

Văn minh

Văn Lang - Âu Lạc

Văn minh

Chăm-pa

Văn minh

Phù Nam

Giống

Điều kiện

tự nhiên

- Hình thành và phát triển gắn với điều kiện tự nhiên tại lưu vực của những con sông lớn, như: sông Hồng, sông Cả, sông Mã…; sông Thu Bồn và sông Mê Công…

Cơ sở

xã hội

- Làng là tổ chức xã hội phổ biến

- Cư dân bản địa là những người đóng góp chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh của họ.

Khác

Địa bàn

- Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung bộ của Việt Nam hiện nay

- Khu vực Nam Trung Bộ và một phần cao nguyên Trường Sơn của Việt Nam hiện nay

- Khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay

Đời sống

kinh tế

- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thủ công nghiệp.

- Thương mại đường biển kém phát triển hơn so với Chăm-pa và Phù Nam

- Bên cạnh nghề nông trồng lúa nước và sản xuất thủ công nghiệp; các hoạt động khai thác lâm sản và thương mại đường biển rất phát triển

- Thương mại đường biển rất phát triển, cảng Óc Eo là trung tâm thương mại sầm uất

Cơ sở

Xã hội

- Người Việt cổ đóng vai trò chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh

- Người Sa Huỳnh đóng vai trò chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh

- Người bản địa và người Nam Đảo (di cư đến) cùng xây dựng và phát triển văn minh

Cơ sở

Văn hóa

- Hầu như không có sự ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ.

- Sớm có sự tiếp xúc và chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.

Bài tập 6 trang 67 sách bài tập Lịch sử 10:

Hãy thống kê một số thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam theo gợi ý sau

Thành tựu trên các lĩnh vực

Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Văn minh

Chăm-pa

Văn minh Phù Nam

Sự ra đời nhà nước

?

?

?

Hoạt động kinh tế

?

?

?

Đời sống vật chất

?

?

?

Đời sống tinh thần

?

?

?

 

Lời giải:

Thành tựu trên

các lĩnh vực

Văn minh

Văn Lang - Âu Lạc

Văn minh

Chăm-pa

Văn minh

Phù Nam

Sự ra đời nhà nước và tổ chức xã hội

- Nhà nước Văn Lang (thế kỉ VII - 208 TCN)

- Nhà nước Âu Lạc

(208 - 179 TCN)

- Tổ chức nhà nước còn đơn giản, sơ khai.

- Năm 192, nhà nước Lâm Ấp ra đời, đến thế kỉ VII, đổi tên là Chăm-pa

- Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền.

- Nhà nước Phù Nam ra đời vào thế kỉ I, phát triển mạnh ở các thế kỉ III - V

- Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền.

Hoạt động

kinh tế

- Hoạt động chính là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước

- Kết hợp với sản xuất thủ công nghiệp, thương nghiệp.

- Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp, khai thác lâm sản

- Buôn bán đường biển phát triển

- Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp

- Phát triển mạnh về buôn bán qua đường biển

Đời sống

Vật chất

- Lương thực chính là lúa gạo

- Trang phục giản dị

- Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền bè

- Ở nhà sàn

- Lương thực chính là lúa gạo

- Trang phục giản dị

- Xây nhà trệt bằng gạch nung

- Lương thực chính là lúa gạo

- Trang phục giản dị

- Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền bè

- Ở nhà sàn

Đời sống

Tinh thần

- Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, sùng bái tự nhiên

- Âm nhạc - nghệ thuật khá phát triển

- Tổ chức nhiều lễ hội gắn với các nghi lễ truyền thống

- Tiếp thu các tôn giáo và phong cách kiến trúc của Ấn Độ

- Tiếp thu các tôn giáo của Ấn Độ

- Nghệ thuật kim hoàn phát triển cao

- Có tục: hỏa táng, thủy táng, điểu táng.

Bài 7.1 trang 67 sách bài tập Lịch sử 10: Khai thác tư liệu sau giúp em nhận thức được điều gì về nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc? Hãy lấy dẫn chứng từ tư liệu chứng minh cho điều em nhận thức được

TƯ LIỆU. Nền văn minh của người Việt cổ với biểu tượng trống đồng Đông Sơn thực chất là một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước dựa trên nền tảng cộng đồng xóm làng và một cơ cấu chính trị nhà nước phôi thai; không những đã vươn tới một trình độ phát triển khá cao, mà còn xác lập lối sống Việt Nam, truyền thống Việt Nam, đặt cơ sở vững chắc cho toàn bộ sự tồn tại và phát triển của quốc gia - dân tộc sau đó.

(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch Sử Việt Nam, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 173)

Lời giải:

Phần 7.1: Khai thác tư liệu giúp em biết được:

+ Đặc trưng nổi bật của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc (thể hiện qua chi tiết: nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước dựa trên nền tảng cộng đồng xóm làng và một cơ cấu chính trị nhà nước phôi thai)

+ Giá trị, ý nghĩa của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc (thể hiện qua chi tiết: vươn tới một trình độ phát triển khá cao, mà còn xác lập lối sống Việt Nam, truyền thống Việt Nam, đặt cơ sở vững chắc cho toàn bộ sự tồn tại và phát triển của quốc gia - dân tộc)

Bài 7.2 trang 67 sách bài tập Lịch sử 10: Trình bày quan điểm của em về nhận định sau: Ba nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có quan hệ mật thiết, lâu dài với nhau tạo nên đặc trưng truyền thống văn hoá Việt Nam: thống nhất trong đa dạng.

Lời giải:

Phần 7.2

Đồng ý với quan điểm cho rằng: Ba nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có quan hệ mật thiết, lâu dài với nhau tạo nên đặc trưng truyền thống văn hoá Việt Nam: thống nhất trong đa dạng.

- Vì: mỗi nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc; Chăm-pa và Phù Nam đều có những nét độc đáo, mang bản sắc riêng, góp phần vào nền văn hóa chung, đa dạng của Việt Nam.

Bài tập 8 trang 67 sách bài tập Lịch sử 10: Sưu tầm thêm tư liệu về một thành tựu văn minh cổ trên đất nước Việt Nam mà em ấn tượng nhất và làm thành một bài giới thiệu (dạng slide, video, clip ngắn,...).

Lời giải:

- Giới thiệu: Thánh địa Mỹ Sơn (thành tựu của nền Văn minh Chăm-pa)

Hình thức trình bày: Infographic

Đánh giá

0

0 đánh giá