SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 25 Chân trời sáng tạo

859

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 25 trong  Bài 7: Hoá trị và công thức hoá học Sách bài tập KHTN lớp 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 25.

GIẢI SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 25 Tập 1

Bài 7.18 trang 25 sách bài tập KHTN 7: Một oxide có công thức XOn, trong đó X chiếm 30,43% (khối lượng); Biết khối lượng phân tử của oxide bằng 46 amu. Xác định công thức hóa học của oxide trên.

Lời giải:

Theo đề bài ta có:

KLPT (XOn) = KLNT (X) + 16 × n = 46 amu (1)

Mặt khác trong XOn có:

%X=KLNT(X)46.100%=30,43%KLNT(X)=14. (2)

Thay KLNT (X) vào (1) được n = 2.

Vậy công thức của oxide là NO2.

Bài 7.19 trang 25 sách bài tập KHTN 7: Để pháo hoa có nhiều màu sắc khác nhau, người ta sẽ cho vào thuốc pháo các chất phụ gia tạo màu. Các chất phụ gia này thường là các muối của một số kim loại, trong đó có muối (Y) gồm kim loại M và nguyên tố chlorine. Biết (Y) có khối lượng phân tử là 135 amu và M chiếm 47,41% theo khối lượng. Xác định công thức hóa học của (Y).

Lời giải:

Công thức hóa học chung của (Y) là MCln (vì M có hóa trị n; Cl hóa trị I).

Theo đề bài ta có:

KLPT (MCln) = KLNT (X) + 35,5.n = 135 amu (1)

Lại có:

%M=KLNT(M)×1KLPT(MCln)×100%=KLNT(M)×1135×100%=47,41%KLNT(M)=64(2)

Thay (2) vào (1) được n = 2. Vậy công thức hóa học của Y là CuCl2.

Bài 7.20 trang 25 sách bài tập KHTN 7: Hợp chất (Z) là khoáng vật có ánh kim và sắc vàng đồng từ nhạt tới đậm. Màu sắc của khoáng vật này đã tạo nên tên hiệu riêng của nó là vàng của kẻ ngốc (ảnh bên), do nó trông tương tự như vàng.

Hợp chất (Z) là khoáng vật có ánh kim và sắc vàng đồng từ nhạt tới đậm

Trong hợp chất (Z) có 46,67% iron, còn lại là sulfur.

a) Xác định công thức hóa học của hợp chất (Z).

b) Tìm hiểu trên internet, em hãy cho biết tên gọi và một số ứng dụng của (Z).

Lời giải:

a) Gọi công thức hợp chất (Z) là FexSy, ta có:

%Fe=KLNT(Fe)×xKLPT(FexSy)×100%=56×xKLPT(FexSy)×100%=46,67%(1)

%S=KLNT(S)×yKLPT(FexSy)×100%=32×yKLPT(FexSy)×100%=100%46,67%=53,33%(2)

Từ (1) và (2), ta có:

%Fe%S=56×x32×y=46,6753,33xy=46,67×3253,33×560,5=12

Chọn x = 1, y = 2. Vậy công thức hóa học của hợp chất Z là FeS2.

b) FeS2 có tên gọi là pirit sắt hay iron pyrite.

Hợp chất này được sử dụng trong sản xuất sulfur dioxide; sulfuric acid.

Xem thêm lời giải vở bài tập KHTN lớp 7 Sáng tạo chân trời với cuộc sống hay, chi tiết khác:

SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 22

SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 23

SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 24

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá