SBT Lịch sử 10 trang 83 Kết nối tri thức

331

Với Giải SBT Lịch sử 10 trang 83 trong Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam - Kết nối tri thức Sách bài tập Lịch sử lớp 10 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 10 trang 83.

Giải SBT Lịch sử 10 trang 83 Tập 1

Bài 4.1 trang 83 sách bài tập Lịch sử 10: Lập bảng hệ thống hoặc vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tham khảo gợi ý dưới đây).

a) Về hoạt động kinh tế

Hoạt động kinh tế

Dân tộc Kinh

Các dân tộc thiểu số

Nông nghiệp

   

Thủ công nghiệp

   

Hoạt động khác

   

b) Về đời sống vật chất

Đời sống vật chất

Dân tộc Kinh

Các dân tộc thiểu số

Ăn

   

Nhà ở

   

Trang phục

   

Đi lại, vận chuyển

   

c) Về đời sống tinh thần

Đời sống tinh thần

Dân tộc Kinh

Các dân tộc thiểu số

Tín ngưỡng, tôn giáo

   

Phong tục, tập quán

   

Lễ hội

   

 

Lời giải:

Phần 4.1

a) Về hoạt động kinh tế

Hoạt động kinh tế

Dân tộc Kinh

Các dân tộc thiểu số

Nông nghiệp

- Sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính, gắn liền với việc trị thuỷ, xây dựng hệ thống thuỷ lợi.

- Phát triển: chăn nuôi gia súc, đánh bắt và nuôi trồng thủ sản.

- Phát triển hoạt động canh tác nương rẫy; canh tác lúa nước ở các thung lũng chân núi hoặc những thửa ruộng bậc thang.

- Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp phát triển đa dạng nhiều ngành nghề

- Thủ công nghiệp phát triển đa dạng nhiều ngành nghề, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người.

Hoạt động khác

- Hoạt động trao đổi, mua bán ngày càng được mở rộng.

- Hoạt động trao đổi, mua bán cơ bản diễn ra với quy mô làng bản hoặc một vài làng/bản trong một khu vực.

b) Về đời sống vật chất

Đời sống vật chất

Dân tộc Kinh

Các dân tộc thiểu số

Ăn

- Bữa ăn truyền thống gồm: cơm, rau, cá, thịt gia súc, gia cầm…; nước uống thường là nước đun với một số loại lá, hạt cây

- Ngày nay, thực đơn bữa ăn của các gia đình đã đa dạng hơn.

- Thường ngày cư dân các dân tộc thiểu số cũng chủ yếu ăn cơm với rau, cá.

- Cách ăn và chế biến đồ ăn cũng có ít nhiều sự khác biệt giữa các dân tộc, vùng miền.

Nhà ở

- Nhà trệt, được xây bằng gạch hoặc đắp đất.

- Kiến trúc nhà ở thay đổi theo hướng hiện đại, tiện dụng hơn.

- Chủ yếu là nhà sàn.

- Cư dân một số dân tộc ở nhà trệt hoặc nhà nửa sàn nửa trệt.

Trang phục

- Trang phục thường ngày gồm áo, quần (hoặc váy), kết hợp thêm một vài phụ kiện khác.

- Hiện nay, người Kinh ở các vùng miền thường mặc âu phục.

- Thường được may từ vải bông, vải tơ tằm, vải lanh,...

- Khác biệt về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc giữa các dân tộc, vùng miền

- Người dân ưa dùng trang sức

Đi lại,

vận chuyển

- Đa dạng các loại hình và phương tiện giao thông.

- Chủ yếu đi bộ và vận chuyển đồ bằng gùi.

- Thuần dưỡng gia súc và sử dụng các loại xe, thuyền để đi lại, vận chuyển

c) Về đời sống tinh thần

Đời sống tinh thần

Dân tộc Kinh

Các dân tộc thiểu số

Tín ngưỡng, tôn giáo

- Tín ngưỡng đa thần; thờ cúng người đã khuất

- Tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.

- Tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, tô tem giáo,...

- Tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.

Phong tục, tập quán

- Hệ thống lễ hội đa dạng, phong phú

- Hệ thống lễ hội đa dạng, phong phú

Lễ hội

- Quy mô lễ hội đa dạng, từ các lễ hội của cộng đồng làng đến lễ hội của vùng, quốc gia, quốc tế.

- Lễ hội chủ yếu được tổ chức với quy mô làng bản và tộc người.

- Một số lễ hội liên quan đến cộng đồng cư dân - dân tộc cư trú tại một vài làng/bản trong một khu vực.

Bài 4.2 trang 83 sách bài tập Lịch sử 10: Từ kết quả của Bài tập phần 4.1, hãy nêu nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Lời giải:

Phần 4.2: Nhận xét:

- Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có những nét khác biệt, mang dấu ấn đặc trưng của từng tộc người.

- Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đang ngày càng đa dạng và phong phú.

- Bên cạnh việc giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống mang bản sắc dân tộc, đồng bào các dân tộc Việt Nam không ngừng giao lưu, tiếp thu và phát triển những giá trị, những thành tố văn hóa tiên tiến, phù hợp từ bên ngoài.

Bài tập 5 trang 83 sách bài tập Lịch sử 10: Từ kết quả của Bài tập 4 và liên hệ thực tiễn hiện nay ở địa phương em cũng như trên địa bàn cả nước, hãy chỉ ra một vài thay đổi nổi bật trong đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam so với truyền thống

Lời giải:

- Trong những năm gần đây, do sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các vùng miền trong cả nước và giữa Việt Nam với nước ngoài ngày càng được mở rộng, văn hóa ăn, mặc, ở của cộng động các dân tộc Việt Nam có sự thay đổi theo hướng hiện đại hơn:

+ Trang phục thường ngày của người Kinh và đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu là: quần âu; áo phông, áo sơ mi… Vào dịp lễ hội, đồng bào các dân tộc thường mặc trang phục truyền thống

+ Cơ cấu bữa ăn phong phú, đa dạng hơn

+ Nhà ở chủ yếu được xây bằng gạch, kiên cố hơn

+ Phương tiện đi lại chủ yếu là: xe đạp, xe máy… (ở vùng núi cao: vẫn tồn tại phương thức di chuyển bằng ngựa, trâu, bò… nhưng ít, không phổ biến).

Bài tập 6 trang 83 sách bài tập Lịch sử 10: Hãy chứng minh cho luận điểm sau đây: “Đời sống tinh thần của người Kinh và các dân tộc thiểu số Việt Nam đang ngày càng đa dạng và phong phú. Bên cạnh việc giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hoá truyền thống mang bản sắc dân tộc, người Kinh và cư dân các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng không ngừng giao lưu, tiếp thu và phát triển những giá trị, những thành tố văn hoá tiên tiến, phù hợp từ bên ngoài”.

Lời giải:

- Trong những năm gần đây, do sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các vùng miền trong cả nước và giữa Việt Nam với nước ngoài ngày càng được mở rộng, đời sống tinh thần của cộng động các dân tộc Việt Nam có sự thay đổi theo hướng hiện đại hơn, phong phú và đa dạng hơn. Ví dụ:

+ Các văn hóa phẩm hiện đại (sách, báo, tạp chí; sản phẩm âm nhạc, điện ảnh…) được đông đảo đồng bào các dân tộc đón nhận.

+ Du nhập nhiều lễ hội, nét văn hóa từ nước ngoài, như: lễ Giáng sinh; lễ hội hóa trang; lễ tình nhân…

- Trong quá trình giao lưu, hội nhập, cộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn chú trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa; đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến từ bên ngoài. Ví dụ:

+ Nhiều lễ hội, phong tục, tập quán vẫn được duy trì, như: lễ hội Lồng Tồng của đồng bào dân tộc Tày - Nùng; Lễ hội rước Mẹ Trăng của dân tộc Tày; lễ cúng ma khô của dân tộc Lô Lô…

+ Giảm thiểu các hủ tục như: tảo hôn, hôn nhân cận huyết; cúng bái ma rừng khi bị ốm đau…

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

SBT Lịch sử 10 trang 80 Tập 1

SBT Lịch sử 10 trang 81 Tập 1

SBT Lịch sử 10 trang 82 Tập 1

SBT Lịch sử 10 trang 84 Tập 1

Đánh giá

0

0 đánh giá