SBT Địa lí 10 (Cánh Diều) Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất

740

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đấtvà kĩ sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Địa lí 10 Bài 5.

SBT Địa lí 10 (Cánh Diều) Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất

SBT Địa lí 10 Cánh Diều trang 10

Câu 1 trang 10 SBT Địa Lí 10: Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti được gọi là

A. thạch quyển.

B. tầng gra-nit.

C. lớp vỏ cứng.

D. tầng ba-dan.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 10 SBT Địa Lí 10: So với vỏ Trái Đất, chiều dày của thạch quyển

A. mỏng hơn.

B. dày hơn.

C. chỉ bằng một nửa.

D. luôn dày gấp 2 lần ở mọi nơi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 3 trang 10 SBT Địa Lí 10: Nội lực là những lực được sinh ra

A. do các vật liệu bị phá huỷ.

B. do các dòng chảy.

C. từ bên trong Trái Đất.

D. do tác động của con người.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

SBT Địa lí 10 Cánh Diều trang 11

Câu 4 trang 11 SBT Địa Lí 10: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân sinh ra nội lực?

A. Nhiệt độ của không khí.

B. Sự phân huỷ các chất phóng xạ.

C. Năng lượng của các phản ứng hoá học.

D. Sự dịch chuyển của các dòng vật chất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 5 trang 11 SBT Địa Lí 10: Hiện tượng nào sau đây do nội lực gây ra?

A. Hiện tượng lở đất.

B. Hiện tượng động đất, núi lửa.

C. Hiện tượng di chuyển vật liệu trên bề mặt đất.

D. Bồi đắp phù sa ở các vùng cửa sông.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 6 trang 11 SBT Địa Lí 10: Quan sát hình 5.1, hãy trình bày hiện tượng uốn nếp và tác động của nó tới địa hình bề mặt Trái Đất.

SBT Địa lí 10 trang 11 Cánh Diều (ảnh 1)

Lời giải:

- Hiện tượng nén ép và tác động của nó:

+ Vận động nén ép làm các khu vực cấu tạo bằng đá mềm của vỏ Trái Đất bị uấn nếp.

+ Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ hình thành các vùng núi uốn nếp.

Câu 7 trang 11 SBT Địa Lí 10: Quan sát hình 5.2 và tìm hiểu thêm thông tin, hãy nêu nguyên nhân hình thành núi lửa và tác động của núi lửa tới địa hình bề mặt Trái Đất.

SBT Địa lí 10 trang 11 Cánh Diều (ảnh 2)Lời giải:

- Núi lửa hình thành là do tác động của nội lực. Tại những nơi vỏ Trái Đất bị rạn nứt, vật chất nóng chảy ở dưới sâu (mac-ma) bị nén ép, phun trào ra ngoài mặt đất, tạo thành núi lửa.

- Núi lửa làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất:

+ Trên lục địa, dọc theo các đứt gãy, hoạt động núi lửa có thể phun trào mac-ma trên diện rộng, tạo thành những bề mặt địa hình rộng lớn, ví dụ như các cao nguyên ba-dan ở vùng Tây Nguyên Việt Nam.

+ Trên biển và đại dương, hoạt động núi lửa tạo nên các đảo, quần đảo và hệ thống núi ngầm ở đáy đại dương thế giới.

Câu 8 trang 12 SBT Địa Lí 10: Quan sát hình 5.3, hãy nhận xét và giải thích về sự phân bố của các vành đai động đất và núi lửa trên Trái Đất.

SBT Địa lí 10 trang 12 Cánh Diều (ảnh 1)Lời giải:

- Vành đai động đất và núi lửa thường trùng với ranh giới của các mảng kiến tạo vì tại nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo dễ hình thành các đứt gãy, mac-ma có điều kiện để phun trào.

- Núi lửa thường kèm theo động đất.

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 10 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Bài 4: Hệ quả các chuyển động chính của Trái Đất

Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất

Bài 7: Khí quyển. Nhiệt độ không khí

Bài 8: Khí áp, gió và mưa

Bài 9: Thực hành: Đọc bản đồ các đới khí hậu trên trái đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Đánh giá

0

0 đánh giá