Trái Đất quay quanh Mặt Trời ở khoảng cách 150 000 000 km

737

Với giải Bài tập trang 41 Vật lí 10 Cánh diều chi tiết Bài tập chủ đề 1 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:

Trái Đất quay quanh Mặt Trời ở khoảng cách 150 000 000 km.

Bài 1 trang 41 Vật lí 10: Trái Đất quay quanh Mặt Trời ở khoảng cách 150 000 000 km.

a) Phải mất bao lâu để ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất? Biết tốc độ ánh sáng trong không gian là 3,0.108 m/s.

b) Tính tốc độ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất. Giải thích tại sao đây là tốc độ trung bình, không phải là vận tốc của Trái Đất.

Lời giải:

a) Đổi 150 000 000 km = 150 000 000 000 m

Thời gian để ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất:

t=sv=1500000000003.108=500s8,3 phút 

b) Trái Đất quay quanh Mặt Trời với chu kì là 365 ngày (năm thường, không xét năm nhuận).

T = 365 ngày = 365.24.60.60 = 31536000 (giây)

Tốc độ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất:

v=rω=150.109.2π31536000=29885,775m/s 

Đây là tốc độ trung bình chứ không phải vận tốc của Trái Đất vì:

- Vận tốc được xác định bằng độ dịch chuyển trên khoảng thời gian thực hiện độ dịch chuyển ấy.

- Khi Trái Đất quay được một vòng quanh Mặt Trời thì độ dịch chuyển bằng 0 dẫn đến vận tốc của Trái Đất bằng 0.

Bài 2 trang 41 Vật lí 10: Một người đi bằng thuyền với tốc độ 2,0 m/s về phía đông. Sau khi đi được 2,2 km, người này lên ô tô về phía bắc trong 15 phút với tốc độ 60 km/h. Bỏ qua thời gian chuyển từ thuyền lên ô tô.

Tìm:

a) Tổng quãng đường đã đi.

b) Độ lớn của độ dịch chuyển tổng hợp.

c) Tổng thời gian đi.

d) Tốc độ trung bình tính bằng m/s.

e) Độ lớn của vận tốc trung bình.

Lời giải:

Một người đi bằng thuyền với tốc độ 2,0 m/s về phía đông

a) Đổi đơn vị: 60 km/h = 503m/s và 15 phút = 900 giây; 2,2 km = 2200 m.

Quãng đường người này đi được khi đi về phía Bắc là:

s2=v2t2=503.900=15000m 

Tổng quãng đường đã đi là

S = s1 + s2 = 2200 + 15000 = 17200 (m)

b) Từ hình vẽ xác định độ dịch chuyển là độ dài cạnh huyền của tam giác vuông

Δd=s12+s22=22002+15000215160,5m 

c) Thời gian người này đi được quãng đường s1 là:

t1=s1v1=22002=1100s 

Tổng thời gian di chuyển trên hai quãng đường s1, s2 là:

t=t1+t2 = 1100 + 900 = 2000 (s)

d) Tốc độ trung bình trên cả quãng đường đi là:

v=st=s1+s2t1+t2=172002000=8,6m/s 

e) Độ lớn của vận tốc trung bình:

v=ΔdΔt=15160,52000=7,58m/s

Bài 3 trang 41 Vật lí 10: Hai người đi xe đạp theo một con đường thẳng. Tại thời điểm t = 0, người A đang đi với tốc độ không đổi là 3,0 m/s qua chỗ người B đang ngồi trên xe đạp đứng yên. Cũng tại thời điểm đó, người B bắt đầu đuổi theo người A. Tốc độ của người B tăng từ thời điểm t = 0,0 s đến t = 5,0 s, khi đi được 10 m. Sau đó người B tiếp tục đi với tốc độ không đổi là 4 m/s.

a) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của người A, từ t = 0,0 s đến t = 12,0 s.

b) Khi nào người B đuổi kịp người A.

c) Người B đi được bao nhiêu mét trong khoảng thời gian đi với tốc độ không đổi (đến khi gặp nhau)?

Lời giải:

a) Vì độ dịch chuyển người A đi được tính theo công thức d = 3.t, ta có bảng sau:

t(s)

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

d(m)

0

3

6

9

12

15

18

21

24

27

30

33

36

Từ đây ta vẽ được đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của người A, từ t = 0 s đến t = 12 s.

Hai người đi xe đạp theo một con đường thẳng. Tại thời điểm t = 0, người A đang đi với tốc độ không đổi là 3,0 m/s

b)

Người B đi từ t1 = 0 s đến t2 = 5 s và đi được quãng đường s2 = 10m.

Vậy, trong thời gian từ t1 = 0 s đến t2 = 5 s thì người A đi được quãng đường là

s1 = v1.5 = 3.5 = 15 m.

Tính từ thời điểm t = 5 s người B đi với vận tốc không đổi v2 = 4 m/s, người A vẫn đi với vận tốc 3 m/s.

Ta biểu diễn vị trí của hai người A và B qua sơ đồ như sau:

Hai người đi xe đạp theo một con đường thẳng. Tại thời điểm t = 0, người A đang đi với tốc độ không đổi là 3,0 m/s

Giả sử người B đuổi kịp người A vào lúc t(s) tại vị trí C như sơ đồ.

Ta có: sB – sA = 5  4.t – 3.t = 5  t = 5(s)

Vậy, kể từ lúc xuất phát tới khi người B đuổi kịp người A mất thời gian là:

tB = 5 + 5 = 10s

Hai người đi xe đạp theo một con đường thẳng. Tại thời điểm t = 0, người A đang đi với tốc độ không đổi là 3,0 m/s

c) Quãng đường người B đi được trong khoảng thời gian 5(s) (thời gian gặp người A) với tốc độ không đổi 4m/s là:

sB = v2.5 = 4.5 = 20 m.

Bài 4 trang 41 Vật lí 10: Trước khi đi vào đường cao tốc, người ta làm một đoạn đường nhập làn để ô tô có thể tăng tốc. Giả sử rằng một ô tô bắt đầu vào một đoạn đường nhập làn với tốc độ 36 km/h, tăng tốc với gia tốc 4,0 m/s2, đạt tốc độ 72 km/h khi hết đường nhập làn để bắt đầu vào đường cao tốc. Tính độ dài tối thiểu của đường nhập làn.

Lời giải:

Vận tốc ban đầu: v0 = 36 km/h = 10 m/s

Vận tốc sau khi nhập làn: v = 72 km/h = 20 m/s

Độ dài tối thiểu của đường nhập làn:

s=v2v022a=2021022.4=37,5m 

Bài 5 trang 41 Vật lí 10: Hai xe ô tô A và B chuyển động thẳng cùng chiều. Xe A đang đi với tốc độ không đổi 72 km/h thì vượt xe B tại thời điểm t = 0. Để đuổi kịp xe A, xe B đang đi với tốc độ 45 km/h ngay lập tức tăng tốc đều trong 10 s để đạt tốc độ không đổi 90 km/h. Tính:

a) Quãng đường xe A đi được trong 10 s đầu tiên, kể từ lúc t = 0.

b) Gia tốc và quãng đường đi được của xe B trong 10 s đầu tiên.

c) Thời gian cần thiết để xe B đuổi kịp xe A.

d) Quãng đường mỗi ô tô đi được, kể từ lúc t = 0 đến khi hai xe gặp nhau.

Lời giải:

Đổi đơn vị: 72 km/h = 20 m/s; 45 km/h = 12,5 m/s; 90 km/h = 25 m/s

a) Quãng đường xe A đi được trong 10 s đầu tiên, kể từ lúc t = 0:

sA = vA.t = 20.10 = 200 m.

b) Vận tốc ban đầu của xe B là v1B = 12,5 m/s

Vận tốc sau khi xe B tăng tốc là v2B = 25 m/s

Gia tốc xe B trong 10 s đầu tiên:

a=v2Bv1BΔt=2512,510=1,25m/s2

Quãng đường xe B đi được trong 10 s đầu tiên:

s=v2B2v1B22a=25212,522.1,25=187,5m

c) Gọi thời gian cần thiết để xe B đuổi kịp xe A là t

Tính từ thời điểm t = 0, lúc xe A vượt xe B:

Quãng đường xe A di chuyển cho đến khi 2 xe gặp nhau là:

s1=vA.t=20tm

Quãng đường xe B di chuyển cho đến khi 2 xe gặp nhau là:

s2=v1B.t+12aBt2=12,5t+12.1,25.t2

Do 2 xe di chuyển cùng chiều, không đổi hướng nên tính từ thời điểm t = 0 đến khi gặp nhau thì quãng đường di chuyển của 2 xe bằng nhau:

s1=s220t=12,5t+12.1,25.t2t=12s

Vậy thời gian cần thiết là 12 giây (tính từ lúc xe A vượt xe B) để xe B đuổi kịp xe A.

d) Quãng đường xe A và xe B đi được khi đó: s1=s2=20.12=240m

Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập trang 42 Vật lí 10

Đánh giá

0

0 đánh giá