Toptailieu.vn xin giới thiệu sơ lược Lý thuyết Dòng điện không đổi. Nguồn điện Vật Lí 11 chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 11 ôn luyện để nắm chắc kiến thức cơ bản và đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí.
Mời các bạn đón xem:
Dòng điện không đổi. Nguồn điện (Lý thuyết + 30 bài tập có lời giải)
I. Lý thuyết Dòng điện không đổi. Nguồn điện
1. Dòng điện:
• Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
• Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương.
• Các tác dụng của dòng điện: dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng hoá học, tác dụng từ, tác dụng cơ và tác dụng sinh lí, trong đó tác dụng từ là tác dụng đặc trưng của dòng điện.
2. Cường độ dòng điện. Dòng điện không đổi:
• Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số giữa điện lượng q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t và khoảng thời gian đó:
• Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
• Đơn vị của cường độ dòng điện: Ampe (A)
3. Nguồn điện:
• Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện.
• Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong mạch.
4. Suất điện động của nguồn điện:
• Công của nguồn điện là công của các lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn.
• Suất điện động E của một nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng công A của lực lạ khi làm dịch chuyển một đơn vị điện tích dương q ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó:
Đơn vị: Vôn (V)
• Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số của suất điện động của nguồn điện đó.
• Nguồn điện cũng là vật dẫn điện và cũng có điện trở. Mỗi nguồn điện được đặc trưng bằng suất điện động E và điện trở trong r của nó.
• Cường độ dòng điện:
trong đó Δq là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn (C)
Δt là khoảng thời gian điện lượng dịch chuyển (s)
• Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
• Suất điện động E của một nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng công A của lực lạ khi làm dịch chuyển một đơn vị điện tích dương q ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó:
trong đó: A là công của lực lạ (J)
q là độ lớn điện tích dịch chuyển (C)
• Kiến thức bổ sung:
Điện lượng của dây dẫn: q = n.|e|
trong đó: n là số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng trong 1s
e = 1,6.10-19 là điện tích electron
II. Bài tập Dòng điện không đổi. Nguồn điện
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là không đúng.
A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
B. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.
C. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.
D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm.
Lời giải:
- Chiều dòng điện được quy ước là chiều của các điện tích dương, là chiều từ cực dương đến cực âm của nguồn điện. Chọn D.
Câu 2. Dòng điện là:
A. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
B. dòng chuyển động của các điện tích.
C. dòng chuyển dời của eletron.
D. dòng chuyển dời của ion dương.
Lời giải:
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Chọn A.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây về dòng điện là không đúng:
A. Đơn vị cường độ dòng điện là Ampe.
B. Cường độ dòng điện được đo bằng Ampe kế.
C. Cường độ dòng điện càng lớn thì trong một đơn vị thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn càng nhiều .
D. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian.
Lời giải:
- Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.Chọn D.
Câu 4. Điều kiện để có dòng điện là:
A. có hiệu điện thế.
B. có điện tích tự do.
C. có hiệu điện thế và điện tích tự do.
D. có nguồn điện.
Lời giải:
- Ta có: U = VA - VB = I.R . Để có dòng điện (có sự dịch chuyển có hướng của các điện tích) thì cần có hiệu điện thế. Chọn A.
Câu 5. Nguồn điện tạo ra điện thế giữa hai cực bằng cách:
A. tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển eletron và ion về các cực của nguồn.
B. sinh ra eletron ở cực âm.
C. sinh ra eletron ở cực dương.
D. làm biến mất eletron ở cực dương.
Lời giải:
- Nguồn điện tạo ra điện thế giữa hai cực bằng cách tách các electron ra khỏi nguyên tử trung hoà, rồi chuyển các electron hoặc ion dương được tạo thành như thế ra khỏi mỗi cực. Chọn A.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây về suất điện động là không đúng:
A. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện.
B. Suất điện động được đo bằng thương số giữa công của lực lạ dịch chuyển điện tích ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích dịch chuyển.
C. Đơn vị suất điện động là Jun.
D. Suất điện động của nguồn điện có trị số bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch hở.
Lời giải:
- Đơn vị của suất điện động là Vôn (V). Chọn C.
Câu 7. Dấu hiệu tổng quát nhất để nhận biết dòng điện là:
A. tác dụng hóa.
B. tác dụng từ.
C. tác dụng nhiệt.
D. tác dụng sinh lí.
Lời giải:
- Tác dụng đặc trưng của dòng điện là tác dùng từ. Chọn B.
Câu 8. Dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào?
Lời giải:
- Đối với dòng điện không đổi ta có: . Chọn D.
Câu 9. Dòng điện không đổi là dòng điện có
A. Cường độ không đổi không đổi theo thời gian.
B. Chiều không thay đổi theo thời gian.
C. Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn không thay đổi theo thời gian.
D. Chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
Lời giải:
- Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. Chọn D.
Câu 10. Điện tích của êlectron là –1,6.10-19C, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 30 s là 15 C. Số êlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là
A. 3,125.1018.
B. 9,375.1019.
C. 7,895.1019.
D. 2,632.1018.
Lời giải:
Ta có:
Chọn A.
Câu 11. Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng
A. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực dương của nguồn điện sang cực âm của nguồn điện.
B. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện.
C. làm dịch chuyển các điện tích dương theo chiều điện trường trong nguồn điện.
D. làm dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường trong nguồn điện.
Lời giải:
- Lực lạ làm dịch chuyển điện tích dương từ cực âm sang cực dương của nguồn điện. Chọn B.
Câu 12. Một dòng điện không đổi có cường độ 3 A thì sau một khoảng thời gian có một điện lượng 4 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cùng thời gian đó, với dòng điện 4,5 A thì có một điện lượng chuyển qua tiết diện thằng là
A. 4 C.
B. 8 C.
C. 4,5 C.
D. 6 C.
Lời giải:
⇒ Chọn D.
Câu 13. Trong dây dẫn kim loại có một dòng điện không đổi chạy qua có cường độ là 1,6 mA chạy qua. Trong một phút số lượng electron chuyển qua một tiết diện thẳng là
A. 6.1020 electron.
B. 6.1019 electron.
C. 6.1018 electron.
D. 6.1017 electron.
Lời giải:
⇒ Chọn D.
Câu 14. Một dòng điện không đổi trong thời gian 10 s có một điện lượng 1,6 C chạy qua. Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 s là
A. 1018 electron.
B. 10-18 electron.
C. 1020 electron.
D. 10-20 electron.
Lời giải:
Chọn A.
Câu 15. Một nguồn điện có suất điện động 200 mV. Để chuyển một điện lượng 10 C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là
A. 20 J.
B. 0,05 J.
C. 2000 J.
D. 2 J.
Lời giải:
A = qE = 10.200.10-3 = 2 J. Chọn D.
Câu 16. Qua một nguồn điện có suất điện động không đổi, để chuyển một điện lượng 10 C thì lực là phải sinh một công là 20 mJ. Để chuyển một điện lượng 15 C qua nguồn thì lực là phải sinh một công là
A. 10 mJ.
B. 15 mJ.
C. 20 mJ.
D. 30 mJ.
Lời giải:
Chọn D.
Câu 17. Tính số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây nếu có điện lượng dịch chuyển qua tiết diện đó trong 30 giây?
A. 0,5.107
B. 0,31.1019
C. 0,31.1018
D. 0,23.1019
Lời giải:
Ta có:
Do đó trong 1 s điện lượng chuyển qua tiết diện là 2 C.
Suy ra số electron qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là:
⇒ Chọn B.
Câu 18. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại có cường độ 2A. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong khoảng thời gian 2 s là:
A. 2,5.1018 (e).
B. 2,5.1019 (e).
C. 0,4.10-19 (e).
D. 4.10-19 (e).
Lời giải:
Điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong khoảng thời gian 2 s là: Δq = Δt.I = 2.2 = 4.
Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong khoảng thời gian 2 s là:
⇒ Chọn B.
Câu 19. Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là Tính điện lượng tải qua tiết diện đó trong 15 giây.
A. 10C
B. 20C
C. 30C
D. 40C
Lời giải:
Ta có:
Điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong khoảng thời gian 15 s là: Δq = I. Δt = 2.15 = 30 C
⇒ Chọn C.
Câu 20. Một dòng điện không đổi trong thời gian 10s có một điện lượng 1,6C chạy qua. Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 100s là
A. 1018 electron.
B. 10-18 electron.
C. 1020 electron.
D. 10-20 electron.
Lời giải:
Ta có:
Trong 100 s điện lượng chạy qua là: 0,16.100 = 16 C
Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 100s là:
⇒ Chọn C
Câu 21. Acquy hoạt động như thế nào để có thể sử dụng được nhiều lần?
A. Acquy hoạt động dựa trên phản ứng hóa học thuận nghịch, nó giải phóng năng lượng khi được nạp và tích trữ năng lượng khi phát điện.
B. Acquy hoạt động dựa trên phản ứng hóa học không thuận nghịch, nó giải phóng năng lượng khi được nạp và tích trữ năng lượng khi phát điện.
C. Acquy hoạt động dựa trên phản ứng hóa học không thuận nghịch, nó tích trữ năng lượng khi được nạp và giải phóng năng lượng khi phát điện.
D. Acquy hoạt động dựa trên phản ứng hóa học thuận nghịch, nó tích trữ năng lượng khi được nạp và giải phóng năng lượng khi phát điện.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.