Cấu hình electron của: - Nguyên tử X: 1s^22s^22^p63s^23p^64s^1

335

Với giải Câu hỏi 8 trang 27 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Ôn tập chương I nguyên tử giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:

Cấu hình electron của: - Nguyên tử X: 1s22s22p63s23p64s1

Câu hỏi 8 trang 27 Hoá học 10: Cấu hình electron của:

- Nguyên tử X: 1s22s22p63s23p64s1

- Nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p4

a) Mỗi nguyên tử X và Y chứa bao nhiêu electron?

b) Hãy cho biết số hiệu nguyên tử của X và Y.

c) Lớp electron nào trong nguyên tử X và Y có mức năng lượng cao nhất?

d) Mỗi nguyên tử X và Y có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu phân lớp electron?

 e) X và Y là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm?

Phương pháp giải:

a) Số electron của nguyên tử bằng tổng số electron trên các phân lớp s, p, d, f có trong cấu hình electron.

b) Số hiệu nguyên tử (Z) hay còn gọi là số proton => Số hiệu nguyên tử = số electron.

c) Những e ở lớp trong liên kết với hạt nhân bền chặt hơn những e ở lớp ngoài. Năng lượng của e lớp trong thấp hơn năng lượng e ở lớp ngoài.

d)

- Lớp electron được đánh số từ 1 đến 7 hoặc kí hiệu tương ứng là K, L, M, N, O, P, Q.

- Phân lớp electron gồm 4 loại kí hiệu là s, p, d, f.

e) Nguyên tố có:

   + 1,2,3 e  lớp ngoài cùng là kim loại (trừ H, He)

   + 5,6,7 e lớp ngoài cùng là phi kim.

   + 8 e lớp ngoài cùng là khí hiếm (trừ He có 2e lớp ngoài cùng nhưng vẫn là khí hiếm).

   + 4 e ngoài cùng ở chu kì 2,3 là phi kim, còn ở các chu kì khác kim loại.

Lời giải:

a) 

- Tổng số e trên các phân lớp của nguyên tử X là 19 => Nguyên tử X có 19 e

 

- Tổng số e trên các phân lớp của nguyên tử Y là 16 => Nguyên tử X có 16 e

b)

- Nguyên tử X có 19 e => Nguyên tử X có số hiệu nguyên tử Z= 19

- Nguyên tử Y có 16 e => Nguyên tử Y có số hiệu nguyên tử Z= 16

c)

- Trong nguyên tử X lớp electron ở mức năng lượng cao nhất là lớp N (n=4)

- Trong nguyên tử Y lớp electron ở mức năng lượng cao nhất là lớp M (n=3)

d)

- Nguyên tử X có: 

   + 4 lớp electron (n = 1, 2, 3, 4)

   + 6 phân lớp electron (gồm 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s)

- Nguyên tử Y có:

   + 3 lớp electron (n= 1, 2, 3)

   + 5 phân lớp electron (gồm 1s, 2s, 2p, 3s, 3p)

e)

- Nguyên tử X có 1 e lớp ngoài cùng (4s1) => X là nguyên tố kim loại.

- Nguyên tử Y có 6 e lớp ngoài cùng (3s23p4) => Y là nguyên tố phi kim.

Xem thêm các bài giải Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 27 Hoá học 10: Số proton, neutron và electron củalần lượt là...

Câu hỏi 2 trang 27 Hoá học 10: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có 3 electron thuộc lớp ngoài cùng...

Câu hỏi 3 trang 27 Hoá học 10: Nguyên tử của nguyên tố potassium có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, potassium có số orbital chứa electron là...

Câu hỏi 4 trang 27 Hoá học 10: Nguyên tử của nguyên tố sodium (natri) (Z = 11) có cấu hình electron là...

Câu hỏi 5 trang 27 Hoá học 10: Tổng số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X là 58. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. X là...

Câu hỏi 6 trang 27 Hoá học 10: Nguyên tố chlorine có Z = 17. Hãy cho biết số lớp electron, số electron thuộc lớp ngoài cùng, số electron độc thân của nguyên tử chlorine...

Câu hỏi 7 trang 27 Hoá học 10: Nguyên tử khối trung bình của vanadium (V) là 50.9975. Nguyên tố V có 2 đồng vị trong đó đồng vị 5023V chiếm 0.25%. Tính số khối của đồng vị còn lại...

Câu hỏi 9 trang 27 Hoá học 10: Nguyên tố X được dùng để chế tạo hợp kim nhẹ, bền, dùng trong nhiều lĩnh vực: hàng không, ô tô, xây dựng, hàng tiêu dùng...

Câu hỏi 10 trang 27 Hoá học 10: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (proton, electron, neutron) là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện...

Đánh giá

0

0 đánh giá