Hoá học 10 Kết nối tri thức Bài 14: Ôn tập chương III

854

Toptailieu biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 14: Ôn tập chương III sách Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Hóa học 10 Bài 14 từ đó học tốt môn Hóa học 10.

Hoá học 10 Kết nối tri thức Bài 14: Ôn tập chương III

I. Hệ thống hoá kiến thức

II. Luyện tập

Câu 1 trang 69 Hóa học 10: Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết ion?

A. Cl2, Br2, I2, HCl.                      

B. Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3.

C. HCl, H2S, NaCl, N2O.              

D. MgO, H2SO4, H3PO4, HCl.

Lời giải:

Đáp án B

Các hợp chất ion thường được tạo bởi các kim loại điển hình (IA, IIA) với phi kim điển hình (O, VIIA).

⇒ Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3 là các hợp chất ion.

Câu 2 trang 69 Hóa học 10: Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực?

A N2, CO2, Cl2, H2.                       

B. N2, Cl2, H2, HCl.

C. N2, Hl, Cl2, CH4.                      

D. Cl2, O2, N2, F2.

Lời giải:

Đáp án D

Liên kết cộng hóa trị không phân cực là loại liên kết trong các đơn chất.

Câu 3 trang 69 Hóa học 10: Viết công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử sau PH3, H2O, C2H6. Trong phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất.

Lời giải:

 

Công thức cấu tạo

Công thức Lewis

PH3

Viết công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử sau

Viết công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử sau

H2O

H – O – H

Viết công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử sau

C2H6

Viết công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử sau

Viết công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử sau

- Các nguyên tử O, P, N đều tạo liên kết phân cực với H, trong đó nguyên tử O có độ âm điện lớn hơn cả nên liên kết O – H sẽ phân cực nhất.

⇒ Phân tử H2O có liên kết phân cực mạnh nhất.

Câu 4 trang 69 Hóa học 10: Dựa vào giá trị đó âm điện của các nguyên tử trong Bảng 6.2, xác định loại liên kết trong phân tử các chất CH4, CaCl2, HBr, NH3.

Lời giải:

Trong phân tử CH4, hiệu độ âm điện của C và H: 2,55 – 2,2 = 0,35

⇒ Liên kết giữa C và H là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Trong phân tử CaCl2, hiệu độ âm điện của Ca và Cl: 3,16 – 1 = 2,16

⇒ Liên kết giữa Ca và Cl là liên kết ion.

Trong phân tử HBr, hiệu độ âm điện của H và Br: 2,96 – 2,2 = 0,76

⇒ Liên kết giữa H và Br là liên kết cộng hóa trị phân cực.

Trong phân tử NH3, hiệu độ âm điện của N và H: 3,04 – 2,2 = 0,84

⇒ Liên kết giữa N và H là liên kết cộng hóa trị phân cực.

Câu 5 trang 69 Hóa học 10: Cho dãy các oxide sau Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.

a) Độ phân cực của các liên kết trong dãy các oxide trên thay đổi thế nào?

b) Dựa vào giá trị độ âm điện của các nguyên tố trong Bảng 6.2, cho biết loại liên kết (ion, cộng hoá trị phân cực, cộng hóa trị không phân cực) trong từng phân tử oxide.

Lời giải:

a)  Độ phân cực trong dãy oxide giảm dần theo chiều từ trái sang phải:

Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Do hiệu độ âm điện giảm dần.

b) Hiệu độ âm điện của nguyên tố kim loại với oxi là:

Na2O: |∆χNa - O| = 2,51  Liên kết giữa Na và O là liên kết ion.

MgO: |∆χMg - O| = 2,13  Liên kết giữa Mg và O là liên kết ion.

Al2O3: |∆χAl - O| = 1,83  Liên kết giữa Al và O là liên kết ion.

SiO2: |∆χSi - O| = 1,54  Liên kết giữa Si và O là liên kết cộng hóa trị có cực

P2O5: |∆χP - O| = 1,25  Liên kết giữa P và O là liên kết cộng hóa trị có cực

SO3: |∆χS - O| = 0,86  Liên kết giữa S và O là liên kết cộng hóa trị có cực

Cl2O7: |∆χCl - O| = 0,28  Liên kết giữa Cl và O là liên kết cộng hóa trị không cực

Câu 6 trang 69 Hóa học 10: a) Cho dãy các phân tử C2H6, CH3OH, NH3. Phân tử nào trong dãy có thể tạo liên kết hydrogen? Vì sao?

b) Vẽ sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen giữa các phân tử đó.

Lời giải:

a) Phân tử CH3OH và NH3 có thể tạo liên kết hydrogen vì trong phân tử chứa nguyên tử có độ âm điện lớn (O và N) có cặp electron chưa liên kết và nguyên tử H linh động (có một phần điện tích dương (δ+) đủ lớn để hút cặp electron chưa liên kết của các nguyên tử O, N).

b) Sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen:

Cho dãy các phân tử C2H6, CH3OH, NH3. Phân tử nào trong dãy có thể (ảnh 1)

Xem thêm các bài giải SGK Hoá học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals

Bài 15: Phản ứng oxi hoá - khử

Bài 16: Ôn tập chương IV

Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học

Bài 18: Ôn tập chương V

Đánh giá

0

0 đánh giá