Toán lớp 3 Cánh Diều: Hình tam giác. Hình tứ giác

647

Toptailieu.vn giới thiệu Giải SGK Toán lớp 3 Bài 19 (Cánh diều): Hình tam giác. Hình tứ giác hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập môn Toán lớp 3. Mời các bạn đón xem:

Giải SGK Toán lớp 3 Bài 19 (Cánh diều): Hình tam giác. Hình tứ giác

Toán lớp 3 Tập 1 trang 103 Luyện tập 1: Nêu tên các hình và các đỉnh, cạnh, góc có trong mỗi hình dưới đây:

Nêu tên các hình và các đỉnh, cạnh, góc có trong mỗi hình dưới đây (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ rồi nêu tên các hình, các đỉnh và các cạnh, góc của mỗi hình đó.

Lời giải:

- Hình tam giác KIL:

+ 3 đỉnh là: K, I, L

+ 3 cạnh là: KI, IL, LK

+ 3 góc là: Góc đỉnh K, cạnh KI và KL

                  Góc đỉnh I, cạnh IK và IL

                  Góc đỉnh L, cạnh LI và LK

- Hình tam giác GEH:

+ 3 đỉnh là: G, E, H

+ 3 cạnh là: GE, EH, HG

+ 3 góc là: Góc đỉnh G, cạnh GE, GH

                   Góc đỉnh E, cạnh EG, EH

                   Góc đỉnh H, cạnh HE, HG

- Hình tứ giác ADCB:

+ 4 đỉnh là A, D, C, B

+ 4 cạnh là AD, DC, CB, BA

+ 4 góc là: Góc đỉnh A, cạnh AD và AB

                  Góc đỉnh D, cạnh DA và DC

                  Góc đỉnh C, cạnh CD và CB

                  Góc đỉnh B, cạnh BC và  BA

- Hình tứ giác QMNP:

+ 4 đỉnh là: Q, M, N, P

+ 4 cạnh là: QM, MN, NP, PQ

+ 4 góc là: Góc đỉnh Q, cạnh QM và QP

                   Góc đỉnh M, cạnh MN và MQ

                  Góc đỉnh N, cạnh NM và NP

                  Góc đỉnh P, cạnh PN và PQ

Toán lớp 3 Tập 1 trang 104 Luyện tập 2: Quan sát hình vẽ, thực hiện các hoạt động sau:

Đọc tên các hình tam giác, hình tứ giác ở trên. (ảnh 1)

a) Đọc tên các hình tam giác, hình tứ giác ở trên.

b) Dùng ê ke để kiểm tra và nêu tên góc vuông, góc không vuông trong mỗi hình trên.

Phương pháp giải:

a) Hình tam giác ABC.

    Hình tứ giác GHIE, hình tứ giác LMNK.

b) Hình tam giác ABC:

- Góc vuông đỉnh A, cạnh AB và AC

- Góc không vuông đỉnh B, cạnh BA và BC

- Góc không vuông đỉnh C, cạnh CA và CB

Hình tứ giác GHIE:

- Góc không vuông đỉnh G, cạnh GH và GE

- Góc không vuông đỉnh I, cạnh IH và IE

- Góc vuông đỉnh E, cạnh EG và EI

- Góc vuông đỉnh H, cạnh HG, HI

Hình tứ giác LMNK:

- Góc vuông đỉnh K, canh KL và KN

- Góc không vuông đỉnh L, cạnh LM và LK

- Góc không vuông đỉnh M, cạnh MN và ML

- Góc không vuông đỉnh N, cạnh NM và NK

Toán lớp 3 Tập 1 trang 104 Luyện tập 3: Đo độ dài mỗi cạnh của hình tam giác, hình tứ giác sau rồi viết số đo (theo mẫu):

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Sử dụng thước có vạch chia để đo độ dài các cạnh của hình tam giác và hình tứ giác.

Toán lớp 3 Tập 1 trang 104 Vận dụng 4: Theo em, hình tiếp theo (?) được ghép bởi bao nhiêu que tính?

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ ta nhận thấy quy luật: Hình phía sau nhiều hơn hình phía trước 2 que tính.

Từ đó em trả lời được câu hỏi ở đề bài.

Lời giải:

Hình thứ nhất gồm 3 que tính.

Hình thứ hai gồm 5 que tính.

Hình thứ ba gồm 7 que tính.

Hình thứ tư gồm 9 que tính.

Vậy ta nhận thấy quy luật: Hình phía sau nhiều hơn hình phía trước 2 que tính.

Vậy hình tiếp theo có 11 que tính.

Đánh giá

0

0 đánh giá