Toán lớp 3 Cánh Diều: Em ôn lại những gì đã học

552

Toptailieu.vn giới thiệu Giải SGK Toán lớp 3 Bài 24 (Cánh diều): Em ôn lại những gì đã học hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập môn Toán lớp 3. Mời các bạn đón xem:

Giải SGK Toán lớp 3 Bài 24 (Cánh diều): Em ôn lại những gì đã học

Toán lớp 3 Tập 1 trang 113 Luyện tập 1: Đặt tính rồi tính:

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

a) Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.

    Tính theo thứ tự từ phải sang trái

b) Đặt tính và thực hiện chia theo thứ tự từ trái sang phải.

Lời giải:

 (ảnh 2)

Toán lớp 3 Tập 1 trang 113 Luyện tập 2: Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:

Tính giá trị của mỗi biểu thức sau (ảnh 2)

Phương pháp giải:

- Đối với biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước.

- Đối với biểu thức có chứa dấu ngoặc ( ) ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.

Lời giải chi tiết:

Tính giá trị của mỗi biểu thức sau (ảnh 1)

Toán lớp 3 Tập 1 trang 113 Luyện tập 3: a) Đọc tên các chữ tương ứng trên các đồ vật sau theo thứ tự từ đồ vật chứa ít nước nhất đến đồ vật chứa nhiều nước nhất.

Tổng lượng nước trong 2 cốc B và D là bao nhiêu mi-li-lít? (ảnh 1)

b) Tổng lượng nước trong 2 cốc B và D là bao nhiêu mi-li-lít?

Phương pháp giải:

Áp dụng cách đổi 1 = 1 000 ml

So sánh lượng nước trong mỗi đồ vật rồi trả lời câu hỏi.

Lời giải:

a) Đổi 1 = 1 000 ml

Ta có 179 ml < 590 ml < 650 ml < 1 000 ml

Thứ tự các đồ vật chứa ít nước nhất đến đồ vật chứa nhiều nước nhất là D, B, A, C.

b) Tổng lượng nước trong 2 cốc B và D là 590 + 179 = 769 (ml)

Toán lớp 3 Tập 1 trang 113 Luyện tập 4: a) Mỗi hình sau có mấy góc?

Mỗi hình sau có mấy góc? (ảnh 1)

b) Dùng ê ke để kiểm tra xem hình nào ở câu a có bốn góc vuông.

Phương pháp giải:

a) Quan sát và đếm số góc ở mỗi hình.

b) Sử dụng ê ke để kiểm tra và kết luận.

Lời giải:

a) Hình A có 4 góc.

    Hình B có 3 góc.

    Hình C có 4 góc.

    Hình D có 4 góc.

b) Hình A và hình D có 4 góc vuông.

Toán lớp 3 Tập 1 trang 114 Luyện tập 5: a) Bác Tâm đã làm một hàng rào quanh khu đất trồng hoa có dạng hình vuông cạnh 32 m như hình dưới đây. Hỏi hàng rào đó dài bao nhiêu mét?

Hỏi hàng rào đó dài bao nhiêu mét? (ảnh 2)

b) Trong các hình dưới đây, chọn ba hình để có thể ghép được thành hình chữ nhật.

Hỏi hàng rào đó dài bao nhiêu mét? (ảnh 3)

Phương pháp giải:

- Độ dài của hàng rào bằng chu vi hình vuông có cạnh 32 m.

- Chu vi hình vuông bằng độ dài một cạnh nhân với 4

Lời giải:

a) Ta có độ dài của hàng rào bằng chu vi hình vuông có cạnh 32 m.

    Hàng rào đó dài số mét là

         32 x 4 = 128 (m)

                   Đáp số: 128 m

b) Ta có thể chọn hình 1, 3, 4 để có thể ghép thành hình chữ nhật.

Toán lớp 3 Tập 1 trang 114 Vận dụng 6: Một tấm gỗ hình vuông có cạnh dài 2 dm. Tại mỗi đỉnh của hình vuông, anh Phương đóng một cái đinh và dùng một sợi dây dài 4 m quấn vòng quanh tấm gỗ theo bốn đinh (xem hình vẽ). Hỏi anh Phương quấn được bao nhiêu vòng?

Hỏi anh Phương quấn được bao nhiêu vòng? (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính chu vi tấm gỗ hình vuông = Độ dài một cạnh x 4

Bước 2: Đổi 4 m = 40 dm

Bước 3: Số vòng quấn được = Chiều dài sợ dây : Chu vi hình vuông

Lời giải:

Chu vi của tấm gỗ hình vuông là

2 x 4 = 8 (dm)

Đổi 4 m = 40 dm

Anh Phương quấn được số vòng là

40 : 8 = 5 (vòng)

Đáp số: 5 vòng

Đánh giá

0

0 đánh giá