Toán 7 Kết nối tri thức: Luyện tập trang 93

3 K

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 7 trang 92, 93 Luyện tập trang 93 sách Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 7 Tập 2. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán lớp 7 trang 92, 93 Luyện tập trang 93

Bài tập

Bài 10.7 trang 93 Toán lớp 7 SGK Tập 2: Kể tên các đỉnh, cạnh và đường chéo của hình lập phương MNPQ.EFGH ở Hình 10.16.

Kể tên các đỉnh, cạnh và đường chéo của hình lập phương MNPQ.EFGH (ảnh 1)

Lời giải:

Các đỉnh của hình lập phương MNPQ.EFGH là: M, N, P, Q, E, F, G, H.

Các cạnh của hình lập phương MNPQ.EFGH là: MN, NP, PQ, QM, EF, FG, GH, HE, ME, NF, PG, QH.

Các đường chéo của hình lập phương MNPQ.EFGH là: MG, NH, PE, QF.

Bài 10.8 trang 93 Toán lớp 7 SGK Tập 2: Một chiếc hộp đựng đồ đa năng có dạng hình hộp chữ nhật với khung bằng thép, bên ngoài phủ vải và kích thước như Hình 10.17.

a) Tính thể tích của hộp.

b) Tính diện tích vải phủ bề mặt ngoài của chiếc hộp.

Một chiếc hộp đựng đồ đa năng có dạng hình hộp chữ nhật với khung (ảnh 1)

Lời giải:

a) Thể tích của hộp là: 30 . 40 . 50 = 60 000 (cm3) = 60 (l).

Vậy thể tích của hộp là 60 l.

b) Diện tích xung quanh của chiếc hộp là: 2. (40 + 50) . 30 = 5 400 (cm2).

Diện tích hai đáy của chiếc hộp là: 2 . 40 . 50 = 4 000 (cm2).

Diện tích vải phủ bên ngoài chiếc hộp là: 5 400 + 4 000 = 9 400 (cm2).

Vậy diện tích vải phủ bên ngoài chiếc hộp là 9 400 cm2.

Bài 10.9 trang 93 Toán lớp 7 SGK Tập 2: Một chiếc khay làm đá để trong tủ lạnh có 18 ngăn hình lập phương với cạnh 2 cm (H.10.18). Hỏi tổng thể tích của toàn bộ các viên đá lạnh đựng đầy trong khay là bao nhiêu?

 (ảnh 1)

Lời giải:

Thể tích của một viên đá là: 23 = 8 (cm3).

Tổng thể tích của toàn bộ các viên đá là: 18 . 8 = 144 (cm3)

Vậy tổng thể tích của toàn bộ các viên đá lạnh trong khay là 144 cm3.

Bài 10.10 trang 93 Toán lớp 7 SGK Tập 2: Một chiếc thùng hình lập phương cạnh 7 dm có chứa nước, độ sâu của nước là 4 dm. Người ta thả 25 viên gạch dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 2 dm, chiều rộng 1 dm và chiều cao 0,5 dm vào thùng. Hỏi nước trong thùng dâng lên cách miệng thùng bao nhiêu đềximét (giả sử toàn bộ gạch ngập trong nước và chúng hút nước không đáng kể)?

Lời giải:

Thể tích của 1 viên gạch là: 2 . 1 . 0,5 = 1 (dm3).

Thể tích của 25 viên gạch bằng thể tích nước dâng lên bằng: 25 . 1 = 25 (dm3).

Độ cao của nước dâng lên bằng: 25 : 7 : 7 = 2549 ≈ 0,51 (dm).

Nước trong thùng còn cách miệng thùng là: 7 - 4 - 0,51 = 2,49 (dm).

Vậy nước trong thùng còn cách miệng thùng 2,49 m.

Đánh giá

0

0 đánh giá