Hãy so sánh và giải thích kích thước tương đối của: a) nguyên tử lithium và nguyên tử fluorine

577

Với Giải SBT Hóa 10 trang 26 trong Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ Sách bài tập Hóa lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Hóa 10 trang 26.

Hãy so sánh và giải thích kích thước tương đối của: a) nguyên tử lithium và nguyên tử fluorine

Bài 9.12 trang 26 SBT Hóa học 10: Hãy so sánh và giải thích kích thước tương đối của:

a) nguyên tử lithium và nguyên tử fluorine.

b) nguyên tử lithium và ion của nó (Li+).

c) nguyên tử oxygen và ion của nó (O2-).

d) ion nitride (N3-) và ion fluoride (F-).

Lời giải:

a) Li và F nằm trong cùng chu kì 2. Trong chu kì, khi điện tích hạt nhân tăng (số electron lớp ngoài cùng tăng), lực hút giữa hạt nhân với electron ngoài cùng tăng dẫn đến bán kính nguyên tử giảm. Bán kính nguyên tử Li > F.

b) Li → Li+ + e

Khi một nguyên tử Li nhường 1 electron để tạo thành ion dương, các electron còn lại bị hút mạnh hơn về phía hạt nhân làm cho bán kính ion giảm. Ở ion Li+, sự giảm bán kính là đặc biệt lớn khi cả lớp electron ngoài cùng bị mất đi (khi đó lớp electron thứ nhất, lớp K trở thành lớp ngoài cùng).

Bán kính cation luôn nhỏ hơn bán kính của nguyên tử tương ứng:

c) O + 2e → O2-

Khi nguyên tử O nhận thêm electron để tạo thành anion, điện tích dương của hạt nhân không đổi, điện tích âm tăng nên electron bị hút vào hạt nhân yếu hơn, ngoài ra electron được nhận thêm làm tăng tương tác đẩy electron – electron, làm cho kích thước nguyên tử tăng lên.

Bán kính anion luôn lớn hơn bán kính của nguyên tử tương ứng:

d) Hai ion N3- và F- của hai nguyên tố ở cùng chu kì 2. Sự giảm bán kính ion của các nguyên tố trong chu kì còn mạnh hơn sự giảm bán kính nguyên tử, là do các ion đều có cùng số electron lớp ngoài cùng, điện tích hạt nhân tăng lên sẽ tương tác với cùng một số electron làm co kích thước dần.

Bán kính ion: N3- > F-

 

Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 9.1 trang 24 sách bài tập Hóa học 10: Nguyên tử X có Z = 15. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X thuộc chu kì...

Bài 9.2 trang 24 sách bài tập Hóa học 10: Nguyên tố X thuộc nhóm IA, còn nguyên tố Z thuộc nhóm VIIA của bảng tuần hoàn...

Bài 9.3 trang 24 sách bài tập Hóa học 10: Cho các nguyên tố sau: 11Na, 13Al và 17Cl...

Bài 9.4 trang 24 sách bài tập Hóa học 10: Cho các nguyên tố sau: 14Si, 15P và 16S...

Bài 9.5 trang 24 sách bài tập Hóa học 10: Dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự tăng dần tính acid?...

Bài 9.6 trang 24 sách bài tập Hóa học 10: Dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự tăng dần tính base?...

Bài 9.7 trang 25 sách bài tập Hóa học 10: Nêu mối quan hệ giữa xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử với độ âm điện của các nguyên tố...

Bài 9.8 trang 25 sách bài tập Hóa học 10: Dựa vào xu hướng biến đổi tính kim loại và phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn...

Bài 9.9 trang 25 sách bài tập Hóa học 10: Methadone (C21H27NO), thường được sử dụng để giảm đau và được xem như là chất thay thế cho heroin...

Bài 9.10 trang 25 sách bài tập Hóa học 10: Nguyên tử X có kí hiệu ...

Bài 9.11 trang 25 sách bài tập Hóa học 10: Cho hai nguyên tố có số hiệu nguyên tử Z = 15 và Z = 62...

Bài 9.13 trang 26 sách bài tập Hóa học 10: Ba nguyên tố X, Y, Z thuộc cùng một chu kì và có tổng số hiệu nguyên tử là 39...

Bài 9.14 trang 26 sách bài tập Hóa học 10: Quá trình sản xuất aluminium từ quặng bauxite gồm tinh thể bauxite và trộn Al2O3...

Bài 9.15 trang 26 sách bài tập Hóa học 10: Oxide ứng với hóa trị cao nhất của một nguyên tố có công thức thực nghiệm là R2O5...

Bài 9.16 trang 27 sách bài tập Hóa học 10: Hòa tan hết 2,3 g hỗn hợp có chứa kim loại barium và hai kim loại kiềm kế tiếp nhau trong nhóm IA...

Đánh giá

0

0 đánh giá