SBT Hóa học 10 trang 32 | Kết nối tri thức

570

Với Giải SBT Hóa học 10 trang 32 trong Bài 12: Liên kết cộng hóa trị Sách bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Hóa học 10 trang 32.

SBT Hóa học 10 trang 32

Bài 12.1 trang 32 SBT Hóa học 10: Liên kết cộng hóa trị là liên kết hoá học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng

A. một electron chung.                                  

B. sự cho - nhận electron.

C. một cặp electron góp chung.                     

D. một hay nhiều cặp electron dùng chung.

Phương pháp giải:

Dựa vào định nghĩa của kiên kết cộng hóa trị: Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung

Lời giải:

- Đáp án: D

Bài 12.2 trang 32 SBT Hóa học 10: Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hoá trị không phân cực?

A. LiCl.                      

B. CF2Cl2.                  

C. CHCl3.                   

D. N2.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiệu độ âm điện:

Hiệu độ âm điện (Δχ)

Loại liên kết

0Δχ<0,4

Cộng hóa trị không phân cực

0,4Δχ<1,7

Cộng hóa trị phân cực

Δχ1,7

Ion

- Các phân tử chỉ gồm 2 nguyên tử của 1 nguyên tố có liên kết cộng hóa trị không phân cực. Ví dụ như: H2, Cl2, O2,…

Lời giải:

- Đáp án: D

Bài 12.3 trang 32 SBT Hóa học 10: Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hoá trị phân cực?

A. H2.             

B. CHCl3.                   

C. CH4.                      

D. N2. 

Phương pháp giải:

Dựa vào hiệu độ âm điện:

Hiệu độ âm điện (Δχ)

Loại liên kết

0Δχ<0,4

Cộng hóa trị không phân cực

0,4Δχ<1,7

Cộng hóa trị phân cực

Δχ1,7

Ion

Lời giải:

 

Phân tử CHCl3

Phân tử CH4

Hiệu độ âm điện (Δχ)

- Liên kết C-H có

Δχ = 2,55 - 2,20 = 0,35

-> Liên kết cộng hóa trị không phân cực

- Liên kết C-Cl có

Δχ = 3,16 - 2,55 = 0,61

-> Liên kết cộng hóa trị phân cực

- Liên kết C-H có

Δχ = 2,55 - 2,20 = 0,35

-> Liên kết cộng hóa trị không phân cực

=> Đáp án: B

Bài 12.4 trang 32 SBT Hóa học 10: Liên kết σ là liên kết hình thành do

A. sự xen phủ bên của hai orbital.     

B. cặp electron dùng chung.

C lực hút tĩnh điện giữa hai ion.                    

D. sự xen phủ trục của hai orbital

Lời giải:

- Đáp án: D

Bài 12.5 trang 32 SBT Hóa học 10: Liên kết π là liên kết hình thành do

A. sự xen phủ bên của hai orbital.     

B. cặp electron dùng chung.

C lực hút tĩnh điện giữa hai ion.        

D. sự xen phủ trục của hai orbital.

Lời giải:

- Đáp án: A

Bài 12.6 trang 32 SBT Hóa học 10: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p-p?

A. H2.             

B. Cl2.            

C. NH3.                      

D. HCl.

Phương pháp giải:

Dựa vào: phân lớp electron ngoài cùng chưa được bão hòa trong nguyên tử sẽ tham gia liên kết

Lời giải:

- Cấu hình electron của H: 1s1

- Cấu hình electron của Cl: 1s22s22p63s23p5

- Cấu hình electron của N: 1s22s22p3

-> Để tạo thành sự xen phủ orbital p-p thì 2 nguyên tử tham gia phải có phân lớp electron ngoài cùng chưa được bão hòa là phân lớp p

=> Đáp án: B

Bài 12.7 trang 32 SBT Hóa học 10: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s-s?

A. H2.             

B. Cl2.            

C. NH3.                      

D. HCl.

Phương pháp giải:

Dựa vào: phân lớp electron ngoài cùng chưa được bão hòa trong nguyên tử sẽ tham gia liên kết

Lời giải:

- Cấu hình electron của H: 1s1

- Cấu hình electron của Cl: 1s22s22p63s23p5

- Cấu hình electron của N: 1s22s22p3

-> Để tạo thành sự xen phủ orbital s-s thì 2 nguyên tử tham gia phải có phân lớp electron ngoài cùng chưa được bão hòa là phân lớp s

=> Đáp án: A

Bài 12.8 trang 32 SBT Hóa học 10: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s-p?

A. H2.             

B. Cl2.            

C. NH3.                      

D. O2.

Phương pháp giải:

Dựa vào: phân lớp electron ngoài cùng chưa được bão hòa trong nguyên tử sẽ tham gia liên kết

Lời giải:

- Cấu hình electron của H: 1s1

- Cấu hình electron của Cl: 1s22s22p63s23p5

- Cấu hình electron của N: 1s22s22p3

- Cấu hình electron của O: 1s22s22p4

-> Để tạo thành sự xen phủ orbital s-p thì 2 nguyên tử tham gia phải có phân lớp electron ngoài cùng chưa được bão hòa là phân lớp s và phân lớp p

=> Đáp án: C

Bài 12.9 trang 32 SBT Hóa học 10: Các liên kết trong phân tử oxygen gồm

A. 2 liên kết π.                                               

B. 2 liên kết σ.           

C. 1 liên kết σ, 1 liên kết π.               

D. 1 liên kết σ.

Phương pháp giải:

Dựa vào

- Các liên kết cộng hóa trị đơn đều là liên kết σ

- 1 liên kết đôi gồm 1 liên kết σ và 1 liên kết π

- 1 liên kết ba gồm 1 liên kết σ và 2 liên kết π

Lời giải:

- Công thức cấu tạo của phân tử oxygen: O=O

-> Các liên kết trong phân tử oxygen gồm 1 liên kết σ và 1 liên kết π

=> Đáp án: C

Bài 12.10 trang 32 SBT Hóa học 10: Số liên kết σ và π có trong phân tử C2H2 lần lượt là

A. 2 và 3.                   

B. 3 và 1.                    

C. 2 và 2.                    

D. 3 và 2

Phương pháp giải:

Dựa vào

- Các liên kết cộng hóa trị đơn đều là liên kết σ

- 1 liên kết đôi gồm 1 liên kết σ và 1 liên kết π

- 1 liên kết ba gồm 1 liên kết σ và 2 liên kết π

Lời giải:

- Công thức cấu tạo của phân tử C2H2: H-C≡C-H

-> Các liên kết trong phân tử C2H2 gồm 3 liên kết σ và 2 liên kết π

=> Đáp án: D

 

Xem thêm lời giải vở bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

SBT Hóa học 10 trang 33...

Đánh giá

0

0 đánh giá