Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại I. Cơ sở tự nhiên

1.3 K

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách giáo khoa Lịch sử 10 Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SGK Lịch sử 10 Bài 13.

Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

I. Cơ sở tự nhiên

Câu hỏi 1 trang 78 Lịch Sử 10: Dựa vào lược đồ trong Hình 13.1, em hãy xác định vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á. Vị trí đó có những điểm gì đặc biệt?

 (ảnh 1)

Lời giải:

- Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á:

+ Nằm ở phía đông nam châu Á.

+ Đông Nam Á là giao điểm của các đường giao thông quốc tế từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

- Điểm đặc biệt của vị trí địa lí Đông Nam Á:

+ Đông Nam Á nằm ở vị trí “ngã tư đường” giao thương quốc tế: kết nối giữa 2 lục địa  (lục địa Á-Âu và lục địa Ôxtrâylia); kết nối giữa 2 đại dương (Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương).

+ Đông Nam Á nằm ở vị trí “cầu nối” giữa hai nền văn minh lớn là: Trung Quốc và Ấn Độ

Câu hỏi 2 trang 78 Lịch Sử 10: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đối với sự hình thành văn minh Đông Nam Á?

Lời giải:

- Tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành văn minh Đông Nam Á:

+ Địa hình bị chia cắt giữa lục địa với hải đảo, giữa các đảo và ngay trong lục địa đã tạo nên sự đa dạng trong cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái.

+ Phần lớn các quốc gia Đông Nam Á tiếp giáp biển nên có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đi biển và buôn bán đường biển.

+ Các con sông lớn ở Đông Nam Á tạo nên những đồng bằng châu thổ màu mỡ, phì nhiêu, thuận lợi cho sự phát triển của nghề nông trồng lúa nước.

+ Đông Nam Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú với các loại khoáng sản, lâm thổ sản, hương liệu, gia vị,… tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp (lâm thổ sản, hương liệu, gia vị là sản phẩm trao đổi, buôn bán giữa các nước Đông Nam Á với các quốc gia khác).

II. Cơ sở xã hội

Câu hỏi 3 trang 78 Lịch Sử 10: Em hãy nêu đặc trưng cơ bản về nguồn gốc dân cư ở Đông Nam Á.

Lời giải:

- Nguồn gốc dân cư ở Đông Nam Á:

+ Cư dân thuộc tiểu chủng Đông Nam Á, mang đặc điểm của cả hai đại chủng tộc là Môn-gô-lô-ít da vàng và Ô-xtra-lô-ít da ngăm đen.

+ Tiểu chủng Đông Nam Á gồm hai nhóm chính: In-đô-nê-diên và Nam Á.

Câu hỏi 1 trang 79 Lịch Sử 10: Hãy chứng minh tổ chức xã hội ở Đông Nam Á vừa mang tính bản địa vừa tiếp biến các giá trị bên ngoài.

Lời giải:

- Tổ chức xã hội ở Đông Nam Á vừa mang tính bản địa vừa tiếp biến các giá trị bên ngoài, điều này được thể hiện ở việc:

+ Tổ chức xã hội cơ bản của cư dân Đông Nam Á là làng. Làng có vai trò tạo dựng nên các cộng đồng cư dân có quan hệ gần gũi với nhau, cùng đoàn kết để chinh phục thiên nhiên và chống ngoại xâm.

+ Quá trình hình thành nhà nước của các quốc gia Đông Nam Á đồng thời là quá trình tiếp biến những giá trị văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ, hình thành thiết chế chính trị và mô hình tổ chức xã hội vừa mang tính bản địa, vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của các mô hình thiết chế chính trị Ấn Độ, Trung Quốc.

III. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ

Câu hỏi 2 trang 79 Lịch Sử 10: Văn hóa Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến khu vực Đông Nam Á?

Lời giải:

- Từ khoảng thế kỉ III TCN - thế kỉ II TCN, Trung Quốc thiết lập những tuyến đường buôn bán và bành trướng xuống Đông Nam Á, tạo ra sự tiếp xúc văn hoá cưỡng bức và sau đó là giao thoa văn hoá.

+ Nho giáo, Đạo giáo được du nhập, trở thành một bộ phận trong tư tưởng, văn hoá của cư dân Đông Nam Á.

+ Quá trình di dân của người Trung Quốc xuống khu vực Đông Nam Á cũng góp phần lan toả các giá trị văn hoá và thành tựu văn minh Trung Hoa vào khu vực này.

+ Văn hoá Trung Quốc được cư dân Đông Nam Á tiếp nhận có chọn lọc và sáng tạo với những mức độ khác nhau.

Câu hỏi trang 80 Lịch Sử 10: Nêu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á.

Lời giải:

- Văn hoá Ấn Độ theo chân các thương gia và tu sĩ được truyền đến Đông Nam Á.

- Tôn giáo, chữ viết, nghệ thuật và các thành tựu khác của văn hoá Ấn Độ được tiếp nhận ở nhiều quốc gia Đông Nam Á thời cổ:

+ Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ thúc đẩy quá trình phân hoá xã hội, hình thành những nhà nước cổ đại và góp phần không nhỏ vào việc hình thành bản sắc văn hoá Đông Nam Á.

+ Chữ viết của Ấn Độ được một số quốc gia cố ở Đông Nam Á lấy làm cơ sở để sáng tạo chữ viết riêng.

+ Kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ cũng ảnh hưởng sâu sắc đến các nước Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

Luyện tập và Vận dụng (trang 80)

Luyện tập 1 trang 80 Lịch Sử 10: Những cơ sở dân cư và xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Đông Nam Á? Nêu ví dụ cụ thể.

Lời giải:

 

Cơ sở dân cư, tộc người

Cơ sở xã hội

 

Điểm nổi bật

- Cư dân thuộc tiểu chủng Đông Nam Á, mang đặc điểm của cả hai đại chủng tộc là Môn-gô-lô-ít và Ô-xtra-lô-ít.

- Tiểu chủng Đông Nam Á gồm hai nhóm chính: In-đô-nê-diên và Nam Á.

- Có nhiều dân tộc khác nhau, tạo nên sự đa dạng về sắc tộc.

- Các thiết chế làng, bản tuy khác nhau về hình thức nhưng có lịch sử lâu đời và có sức sống mạnh mẽ.

- Quá trình hình thành nhà nước ở Đông Nam Á đồng thời là quá trình tiếp biến những giá trị văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ

Ví dụ cụ thể

- Nhóm In-đô-nê-diên gồm một số tộc người như: Ba Na, Gia Rai, Mnông, Khơ Mú,… 

- Nhóm Nam Á gồm một số tộc người như người Việt, Tày, Thái, Miến Điện, Mã Lai…

- Bộ máy nhà nước ở Việt Nam thời phong kiến có sự học tập mô hình thiết chế chính trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Tác động

- Góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn minh Đông Nam Á

- Hình thành thiết chế chính trị và mô hình tổ chức xã hội vừa mang tính bản địa, vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của các mô hình thiết chế chính trị Ấn Độ, Trung Quốc.

Luyện tập 2 trang 80 Lịch Sử 10: Phân tích những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ đối với văn minh Đông Nam Á.

Lời giải:

* Ví dụ về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ:

- Tôn giáo: 

+ Hin-đu giáo, Phật giáo được đông đảo cư dân Đông Nam Á sùng mộ.

+ Hin-đu giáo, Phật giáo từ Ấn Độ để lại dấu ấn sâu đậm trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và đời sống tinh thần của nhiều quốc gia Đông Nam Á như Chăm-pa, Cam-pu-chia,…

- Chữ viết, văn học Ấn Độ có mặt ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là chữ Phạn và tác phẩm Ra-ma-y-a-na. 

+ Trên cơ sở hệ thống chữ viết của Ấn Độ, nhiều tộc người ở Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình.

+ Trên cơ sở tác phẩm Ra-ma-y-a-na, nhiều quốc gia ở Đông Nam Á đã sáng tạo ra các tác phẩm của riêng mình như Riêm Kê (Cam-pu-chia), Ra-ma Khiên (Thái Lan), Phạ Lắc Phạ Lam (Lào), Ma-na-rao (Phi-lip-pin),…

- Kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ cũng ảnh hưởng sâu sắc đến các nước Đông Nam Á

* Ví dụ về ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa:

- Tư tưởng, tôn giáo: 

+ Nho giáo, Đạo giáo và nhiều học thuyết tư tưởng khác của Trung Quốc được truyền bá vào Đông Nam Á

+ Nho giáo có tác động tới tư tưởng trị nước của một số nhà nước quân chủ, tiêu biểu là Việt Nam.

- Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc còn được thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội của cư dân Đông Nam Á như ngôn ngữ, văn học, ẩm thực, trang phục, kiến trúc,…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 3 trang 80 Lịch Sử 10: Em hãy lấy những ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ ở Việt Nam.

Lời giải:

- Ví dụ về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ở Việt Nam:

+ Các công trình kiến trúc ở Việt Nam như Thánh địa Mỹ Sơn, Tháp Chăm, Tháp Bà Po Nagar,… chịu ảnh hưởng của Hin-đu giáo.

+ Trong y học: Việt Nam sử dụng thuốc mê, thuốc tê khi phẫu thuật.

- Ví dụ về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc ở Việt Nam:

+ Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và tổ chức khoa thi Nho học đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Từ thời Lê sơ, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến Đại Việt.

+ Thơ Đường ở Trung Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam. Nhiều nhà thơ của Việt Nam làm thơ theo thể Đường luật rất hay như Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Trãi,…

+ Trong y học, Việt Nam sử dụng thuật châm cứu của Trung Quốc, các loại thuốc Bắc,…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm các bài giải SGK Lịch Sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá