15 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 13 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 13 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Lịch sử.

Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 13 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

Bài tập

Câu 1. Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm bao nhiêu quốc gia?

A. 10 quốc gia.

B. 11 quốc gia.

C. 12 quốc gia.

D. 13 quốc gia.

Đáp án: B

Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm 11 quốc gia, được phân thành hai nhóm: Đông Nam Á lục địa (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma) và Đông Nam Á hải đảo (Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Đông Ti-mo). (SGK - Trang 76)

Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?

A. Nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

B. Nằm trên con đường hàng hải nối liền Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

C. Là cầu nối giữa vùng Địa Trung Hải và lục địa châu Á.

D. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Châu Đại Dương.

Đáp án: A

Với vị trí nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á được xem như một “ngã tư đường”, cầu nối của những nền văn minh lớn trên thế giới. (SGK - Trang 76)

Câu 3. Đa số các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của khí hậu nào?

A. Ôn đới gió mùa.

B. Hàn đới.

C. Nhiệt đới gió mùa.

D. Cận nhiệt đới.

Đáp án: C

Đa số các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. (SGK - Trang 78)

Câu 4. Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á không tiếp giáp biển?

A. Cam-pu-chia.

B. Thái Lan.

C. Mi-an-ma.

D. Lào.

Đáp án: D

Hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều giáp biển, trừ Lào.

Câu 5. Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, nền văn minh bản địa được hình thành ở khu vực Đông Nam Á là

A. văn minh nông nghiệp lúa nước.

B. văn minh thương nghiệp đường biển.

C. văn minh thương nghiệp đường bộ.

D. văn minh thủ công nghiệp đúc đồng.

Đáp án: A

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên thuận lợi, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một nền văn minh bản địa - văn minh nông nghiệp lúa nước - trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa. (SGK - Trang 78)

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của biển đối với các quốc gia Đông Nam Á?

A. Đem lại nguồn tài nguyên phong phú.

B. Là đường giao thương với bên ngoài.

C. Góp phần làm cho khí hậu trở nên ôn hòa.

D. Là nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp.

Đáp án: D

Vai trò của biển đối với các quốc gia Đông Nam Á:

- Đem lại nguồn tài nguyên phong phú: hải sản, khoáng sản,…

- Là đường giao thương của các nước trong khu vực, cũng như kết nối Đông Nam Á với các tuyến đường biển quốc tế.

- Giúp khí hậu trở nên ôn hòa, đem lại lượng mưa lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Biển không phải là nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp.

Câu 7. Con sông nào sau đây không chảy qua khu vực Đông Nam Á?

A. Sông Mê Công.

B. Sông Chao Phray-a.

C. Sông I-ra-oa-đi.

D. Sông Hoàng Hà.

Đáp án: D

Quan sát hình 1 - Trang 77 SGK, ta thấy các con sông Mê Công, Chao Phray-a và I-ra-oa-đi chảy qua khu vực Đông Nam Á.

Hoàng Hà là con sông lớn ở miền Bắc Trung Quốc, không chảy qua khu vực Đông Nam Á.

Câu 8. Sự đa dạng về cư dân, tộc người tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

A. Giúp văn minh Đông Nam Á phát triển thống nhất.

B. Tạo nên sự tương đồng trong văn hóa các nước.

C. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á.

D. Gây nên sự chia rẽ trong văn hóa Đông Nam Á.

Đáp án: C

Sự đa dạng về cư dân, tộc người ở Đông Nam Á đã góp phần sáng tạo nên nền văn minh bản địa với những sắc thái địa phương phong phú. (SGK - Trang 81)

Câu 9. Tổ chức xã hội phổ biến ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại là

A. làng.

B. quốc gia.

C. tỉnh.

D. huyện.

Đáp án: A

Trong quá trình sinh sống, cư dân Đông Nam Á quần tụ với nhau trên một địa bàn nhất định, hình thành những tổ chức xã hội đầu tiên. Trong đó, làng là tổ chức xã hội phổ biến ở Đông Nam Á (với tên gọi khác nhau ở các vùng). (SGK - Trang 81)

Câu 10. Văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của những nền văn minh nào sau đây?

A. Văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.

B. Văn minh Tây Âu và Ấn Độ.

C. Văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.

D. Văn minh Lưỡng Hà và A-rập.

Đáp án: C

Trên cơ sở nền văn minh bản địa, cư dân Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn minh khác như: Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây,… trong đó, văn minh Ấn Độ và Trung Hoa có ảnh hưởng sớm và sâu sắc. (SGK - Trang 81)

Câu 11. Những tôn giáo lớn nào sau đây của Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu Công nguyên?

A. Hồi giáo, Phật giáo.

B. Cơ Đốc giáo, Hồi giáo.

C. Nho giáo, Đạo giáo.

D. Phật giáo, Hin-đu giáo.

Đáp án: D

Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, các tôn giáo lớn từ Ấn Độ như Phật giáo, Hin-đu giáo đã du nhập vào Đông Nam Á, trong đó Phật giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống văn hóa, tinh thần của các dân tộc. (SGK - Trang 82)

Câu 12. Văn minh Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á chủ yếu qua con đường nào?

A. Buôn bán đường bộ.

B. Buôn bán đường biển.

C. Truyền bá tôn giáo.

D. Chiến tranh xâm lược.

Đáp án: B

Đông Nam Á tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ thông qua quá trình tiếp xúc, giao thương, chủ yếu là qua con đường buôn bán bằng đường biển. (SGK - Trang 83)

Câu 13. Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Trung Hoa?

A. Cam-pu-chia.

B. Thái Lan.

C. In-đô-nê-xi-a.

D. Việt Nam.

Đáp án: D

Do vị trí liền kề, việc tiếp xúc, giao thương giữa Trung Quốc với Đông Nam Á diễn ra từ rất sớm, đặc biệt là thông qua quá trình các triều đại phong kiến Trung Quốc xâm lược, thống trị các nước láng giềng. Văn minh Trung Hoa ảnh hưởng đến một số quốc gia Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực, ở mức độ khác nhau, trong đó Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn. (SGK - Trang 83)

Câu 14. Tôn giáo nào sau đây của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc?

A. Bà-la-môn giáo.

B. Nho giáo.

C. Hồi giáo.

D. Ki-tô giáo.

Đáp án: B

Nho giáo của Trung Quốc du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. (SGK - Trang 83)

Câu 15. Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.

B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.

C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.

D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.

Đáp án: A

Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa đã góp phần củng cố nền văn hóa truyền thống và làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.

Lý thuyết

1. Cơ sở tự nhiên

1.1. Vị trí địa lí

- Nằm ở phía đông nam của châu Á.

- Gồm hai bộ phận là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

- Khu vực này được coi là “ngã tư đường” giao thông quốc tế (giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương; giữa lục địa Á - Âu với châu Úc)

15 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo 2023) Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại Có đáp án (ảnh 1)

Lược đồ khu vực Đông Nam Á

1.2. Điều kiện tự nhiên

- Địa hình:

+ Bao gồm hệ thống núi đồi, cao nguyên, thung lũng, đồng bằng, xen kẽ với các đảo, quần đảo,...

+ Phần lớn các quốc gia Đông Nam Á đều tiếp giáp biển.

- Sông ngòi: có nhiều sông lớn, như Mê Công, Sa-lu-en, I-ra-oa-đi, sông Hồng, Chao Phờ-ray-a,...

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa điển hình với đặc trưng chung là nóng ẩm, mưa nhiều

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, đặc biệt là sự phong phú của các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, cây hương liệu, gia vị…

15 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo 2023) Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại Có đáp án (ảnh 2)

Một số loại hương liệu, gia vị ở Đông Nam Á

2. Cơ sở xã hội

2.1 Cư dân, tộc người

- Cư dân Đông Nam Á được cho là kết quả của sự pha trộn giữa hai chủng tộc: Môn-gô-lô-ít và Ốt-xtra-lô-ít, sinh ra tiểu chủng Môn-gô-lô-ít phương Nam.

- Từ tiểu chủng Môn-gô-lô-ít phương Nam này lại chia thành 2 nhánh (còn gọi là 2 loại hình nhân chủng), gồm: nhánh Nam Á và nhánh Anh-đô-nê-diêng

- Từ mỗi loại hình nhân chủng trên lại có sự cộng huyết, hòa huyết với nhau, hình thành nên nhiều tộc người khác nhau.

=> Do đó, thành phân dân cư và tộc người ở Đông Nam Á rất phong phú.

2.2. Tổ chức xã hội

- Tổ chức xã hội cơ bản của cư dân Đông Nam Á là làng (với tên gọi khác nhau ở mỗi vùng, miền).

- Làng có vai trò tạo dựng nên các cộng đồng cư dân có quan hệ gần gũi với nhau, cùng đoàn kết để chinh phục thiên nhiên và chống ngoại xâm.

=> Chính sự phát triển của các cộng đồng cư dân này đã chuẩn bị cho sự ra đời của văn minh Đông Nam Á.

3. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc

3.1. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ

- Từ khoảng đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã có sự tiếp xúc,giao lưu với văn hóa Ấn Độ

- Con đường giao lưu văn hóa: truyền đạo và thương mại

- Cư dân Đông Nam Á đã tiếp nhận có chọn lọc và sáng tạo các giá trị văn hóa mới từ văn hóa Ấn Độ, như: tôn giáo, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, lễ hội…

15 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo 2023) Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại Có đáp án (ảnh 3)

Chùa vàng ở Thái Lan

- Một số biểu hiện ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á:

+ Hin-đu giáo, Phật giáo từ Ấn Độ để lại dấu ấn sâu đậm trong cách thức tổ chức bố máy nhà nước và đời sống tinh thần của nhiều quốc gia Đông Nam Á

+ Chữ viết của Ấn Độ có mặt ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra những chữ viết của riêng dân tộc mình, như: chữ Chăm cổ; chữ Khơ-me cổ; chữ Mã Lai cổ…

+ Các tác phẩm văn học của Ấn Độ, đặc biệt là bộ sử thi Ramayana có ảnh hưởng sâu rộng của các nước Đông Nam Á. Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra những tác phẩm văn học của mình dựa trên nguyên tác là sử thi Ramayana, ví dụ như: Riêm Kê (Campuchia), Ra-ma Kiên (Thái Lan)…

3.2. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc

- Các quốc gia Đông Nam Á tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên.

- Con đường giao lưu văn hóa: sự bành trướng ảnh hưởng của các vương triều Trung Quốc xuống Đông Nam Á

- Một số biểu hiện ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Đông Nam Á:

15 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo 2023) Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại Có đáp án (ảnh 4)

Đền Thiên Hậu ở Ma-lai-xi-a

+ Nho giáo, Đạo giáo và nhiều học thuyết tư tưởng khác của Trung Quốc được truyền bá vào Đông Nam Á

+ Ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc còn được thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, như: ngôn ngữ, văn học, ẩm thực, trang phục, kiến trúc,...

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 11: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

Bài 15: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Bài 16: Văn minh Chăm Pa

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 17 (có đáp án 2023): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.2 K 7 2
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 16 (có đáp án 2023): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.3 K 10 5
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án 2023): Một số thành tựu của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.7 K 12 12
20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt Phạm Thị Huyền Trang 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 14 (có đáp án 2023): Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.5 K 6 18

Tìm kiếm

Tài Liệu Tải Nhiều

Tài Liệu Cùng Lớp

Tải xuống