Hình 20.1 vẽ ba nam châm điện A, B, C. Mỗi nam châm đều có cùng

530

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 51 trong Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản Sách bài tập KHTN lớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 51.

GIẢI SBT Khoa học tự nhiên 7 bài 20.3 trang 51 Tập 1

Bài 20.3 trang 51 sách bài tập KHTN 7: Hình 20.1 vẽ ba nam châm điện A, B, C. Mỗi nam châm đều có cùng một dòng điện chạy vào ống dây.

Hình 20.1 vẽ ba nam châm điện A, B, C. Mỗi nam châm đều có cùng một dòng điện chạy vào ống dây

a) Giải thích vì sao từ trường của nam châm điện B mạnh hơn từ trường của nam châm điện A.

b) Giải thích vì sao từ trường của nam châm điện C mạnh hơn từ trường của nam châm điện B.

c) Bằng cách nào có thể xác định các vị trí bên ngoài nam châm điện C cũng có từ trường.

Lời giải:

a) Từ trường của nam châm điện B mạnh hơn từ trường của nam châm điện A vì ống dây B có số vòng nhiều hơn số vòng của ống dây A.

b) Từ trường của nam châm điện C mạnh hơn từ trường của nam châm điện B vì nam châm điện C có thêm lõi sắt non làm tăng lực từ của nam châm, mặc dù số vòng dây ở hai nam châm điện là như nhau.

c) Dùng kim nam châm thử để xác định các vị trí bên ngoài nam châm điện C có từ trường. Đặt kim nam châm trong môi trường có từ trường nó sẽ bị quay lệch khỏi hướng Nam – Bắc ban đầu.

 

Xem thêm lời giải vở bài tập KHTN lớp 7 các bài tập Bài 20 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 20.1 trang 51 sách bài tập KHTN 7: Làm thế nào để thay đổi cực từ của nam châm điện?

Bài 20.2 trang 51 sách bài tập KHTN 7: Trong điều kiện chỉ có dòng điện yếu chạy vào ống dây dẫn của nam châm điện, phải như thế nào để lực từ của nam châm điện mạnh hơn?

Bài 20.4 trang 52 sách bài tập KHTN 7: Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” các câu dưới đây nói về nam châm điện.

Bài 20.5 trang 52 sách bài tập KHTN 7: Xác định cực của nam châm điện khi có dòng điện chạy trong ống dây như Hình 20.2.

Bài 20.6 trang 52 sách bài tập KHTN 7: Một kim nam châm đặt trước đầu ống dây của nam châm điện (Hình 20.3). Đổi chiều dòng điện chạy trong ống dây có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích.

Bài 20.7 trang 52 sách bài tập KHTN 7: Dòng điện chạy vào động cơ điện thường rất lớn, có khi đến hàng nghìn ampe. Nếu để công tắc điện trực tiếp ở mạch điện này thì rất nguy hiểm, cho nên người ta dùng rơle điện từ. Hình 20.4 là sơ đồ mô tả ứng dụng của rơle điện từ: 1 – nam châm điện; 2 – thanh thép đàn hồi; 3 – công tắc điện; 4 – lò xo; 5 – động cơ điện. Hãy giải thích hoạt động của thiết bị này.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá