Hãy sưu tầm, giới thiệu một di sản văn minh Chăm-pa và cho biết cảm nhận của em về di sản đó.

2 K

Với giải bài tập Vận dụng 2 trang 99 Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vận dụng 2 trang 99 Lịch Sử 10

Vận dụng 2 trang 99 Lịch Sử 10: Hãy sưu tầm, giới thiệu một di sản văn minh Chăm-pa và cho biết cảm nhận của em về di sản đó.

Lời giải:

(*) Giới thiệu về Tháp bà po Nagar

- Tháp Bà Pô Na-ga là khu di tích là quần thể công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của vương quốc Chăm-pa cổ, được xây dựng khoảng từ giữa thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ XIII. Đây là thời kì đạo Hin-đu đang trong giai đoạn cực thịnh tại vương quốc Chăm-pa cổ. Nơi đây là trung tâm tôn giáo thờ Nữ thần Ponagar (người Mẹ xứ sở của dân tộc Chăm) và được người Việt tiếp tục gìn giữ, phát triển làm nơi thờ Thiên Y Thánh Mẫu của cộng đồng cư dân khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Quần thể di tích được phân bố trên hai mặt bằng: Tháp cổng và tầng 2; khu đền tháp với các công trình kiến trúc và hoạt động văn hoá tiêu biểu.

+ Tầng tháp cổng không còn nguyên vẹn do thời gian đã quá lâu, tuy nhiên dấu tích về kiến trúc xưa cũ vẫn còn, đó là những cột trụ, bậc thang được làm bằng đá dẫn lối lên tầng 2. 

+ Tầng 2 là nơi để du khách có thể đến hành hương, tĩnh tâm và thư giãn.

- Khu đền tháp được xây dựng bằng gạch, khít mạch và không có bất kì chất kết dính nào. Từng chi tiết nhỏ của tháp đều thể hiện được sự tinh tế của kiến trúc thời xa xưa. Hoạt động văn hóa tiêu biểu của khu đền tháp là Lễ hội Tháp Bà diễn ra từ gày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội văn hóa dân gian lớn nhất ở Khánh Hòa, có sức lan tỏa cả vùng Nam Trung Bọ và Tây Nguyên.

- Tháp Bà Pô Na-ga là một quần thể kiến trúc độc đáo và đặc sắc của người Chăm, được Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1979.  Lễ hội Tháp Bà Pô Na-ga được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia  năm 2012.

- Suốt quá trình tồn tại và phát triển, người Chăm-pa đã để lại những di sản văn hóa khổng lồ. Văn hoá Chăm-pa có ý nghĩa to lớn cả về vật chất và tinh thần dọc dải đất miền Trung. Tháp Bà Pô Na-ga chính là một thành tựu tiêu biểu nhất về nghệ thuật xây dựng kiến trúc đền tháp, nghệ thuật điêu khắc, bia kí và tôn giáo, tín ngưỡng. Với 3 tầng và 4 tòa tháp lớn, từng chi tiết ở bên trong công trình này đều thể hiện được hình dáng điêu khắc độc đáo của thời kỳ xa xưa. Bên cạnh đó, những viên gạch đất nung khiến cho du khách hoài niệm về một thời văn minh đã đi vào dĩ vãng.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 95 Lịch Sử 10: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Chăm-pa?

Câu hỏi 2 trang 95 Lịch Sử 10: Điều kiện dân cư và xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Chăm-pa?

Câu hỏi 3 trang 95 Lịch Sử 10: Nêu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Chăm-pa.

Câu hỏi 1 trang 96 Lịch Sử 10: Nêu mô hình tổ chức bộ máy nhà nước Chăm-pa cổ đại.

Câu hỏi 2 trang 96 Lịch Sử 10: Nêu thành tựu về chữ viết của văn minh Chăm-pa.

Câu hỏi trang 97 Lịch Sử 10: Nêu những nét chính về đời sống vật chất của cư dân Chăm-pa.

Câu hỏi 1 trang 98 Lịch Sử 10: Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa.

Câu hỏi 2 trang 98 Lịch Sử 10: Dựa vào kiến thức trong bài và Hình 16.5, em hãy cho biết nét độc đáo của kiến trúc, điêu khắc Chăm-pa.

Luyện tập 1 trang 99 Lịch Sử 10: Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của văn minh Chămpa.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá