Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

1.3 K

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách giáo khoa Lịch sử 10 Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SGK Lịch sử 10 Bài 20.

Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

I. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Câu hỏi trang 127 Lịch Sử 10: Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành từ những cơ sở nào?

Lời giải:

- Những cơ sở hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam:

+ Sự chung sống lâu đời, cùng góp sức vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước của các dân tộc.

+ Nhu cầu thuỷ lợi và trị thuỷ, phát triển nông nghiệp, đấu tranh chống lại các cuộc xâm lược của ngoại bang,…

+ Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà nước qua các thời kì lịch sử.

Câu hỏi 1 trang 128 Lịch Sử 10: Tinh thần đoàn kết của cộng động các dân tộc Việt Nam trong lịch sử được thể hiện như thế nào?

Lời giải:

- Từ rất sớm, cộng đồng các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã khai phá đất đai, tiến hành sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, sáng tạo các giá trị vật chất và tinh thần,…

- Cùng với công cuộc xây dựng đất nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã chung vai sát cánh trong các cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược và thống trị của ngoại bang.

- Sang thời kì phong kiến độc lập, các dân tộc thiểu số tiếp tục có những đóng góp trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược

- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng bào các dân tộc tích cực đóng góp sức người, sức của góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), chống đế quốc Mỹ (1954 – 1975) cũng như các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc sau năm 1975.

Câu hỏi 2 trang 128 Lịch Sử 10: Em hãy kể tên một số anh hùng thuộc cộng đồng dân tộc ít người trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của Việt Nam.

Lời giải:

- Một số anh hùng thuộc cộng đồng dân tộc ít người trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của Việt Nam: 

+ Anh hùng Bế Văn Đàn (dân tộc Tày), 

+ Anh hùng Kim Đồng (dân tộc Nùng);

+ Anh hùng La Văn Cầu (dân tộc Tày);

+ Anh hùng Hoàng Văn Thụ (dân tộc Tày);

+ Anh hùng Đinh Núp (dân tộc Ba Na);

+ Anh hùng Hồ Vai (dân tộc Pa-cô);

+ Anh hùng Pi Năng Tắc (dân tộc Ra-grai),…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Câu hỏi 3 trang 128 Lịch Sử 10: Hãy kể tên một số bài hát ca ngợi anh hùng dân tộc Việt Nam mà em biết.

Lời giải:

- Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn đã viết nhiều bài hát ca ngợi các anh hùng dân tộc:

+ Biết ơn chị Võ Thị Sáu.     

+ Bài hát Ngô Mây.

+ Noi gương anh Lý Tự Trọng.

+ Nguyễn Văn Trỗi anh còn sống mãi.

+ Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương.

+ Hát về Lê Ðình Chinh.

+ Những bông sen (hát về Lê Thị Hồng Gấm)

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Câu hỏi 1 trang 130 Lịch Sử 10: Em hãy nêu ý nghĩa của việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Lời giải:

- Truyền thống đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, góp phần hình thành lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc.

- Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục giữ một vai trò rất quan trọng. Mối quan hệ hòa hợp, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc sẽ tạo ra môi trường hoà bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hoá. Đồng thời, khối đại đoàn kết là nguồn sức mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

=> Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã quán triệt việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của hệ thống chính trị. Trong đó, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần rất lớn vào việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân cũng như cộng đồng các dân tộc.

Câu hỏi 2 trang 130 Lịch Sử 10: Theo em, nội dung chính yếu trong bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu sổ miền Nam tại Plây-ku là gì?

Lời giải:

- Nội dung chính yếu trong bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Plây-ku là tư tưởng đại đoàn kết dân tộc.

Câu hỏi 3 trang 130 Lịch Sử 10: Em hãy cho biết, câu nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công” là của ai. Câu nói đó nhắc nhở em điều gì khi học về cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

Lời giải:

- “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công” là của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Câu nói đó nhắc nhở em phải luôn đoàn kết các dân tộc anh em để tạo nên sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

II. Chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước hiện nay

Câu hỏi trang 131 Lịch Sử 10: Theo em, các nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước có mối quan hệ như thế nào?

Lời giải:

- Các nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước là những nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ giữa các dân tộc - tộc người trong quá trình phát triển đất nước.

Câu hỏi trang 133 Lịch Sử 10: Nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa như thế nào đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

Lời giải:

- Nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước góp phần quan trọng vào việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc. 

- Đồng thời, các chính sách này cũng góp phần thúc đẩy cộng đồng các dân tộc Việt Nam tăng cường đoàn kết, ngày càng phát triển về mọi mặt.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập và Vận dụng (trang 133)

Luyện tập 1 trang 133 Lịch Sử 10: Tác động của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam là gì?

Lời giải:

- Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam góp phần quan trọng vào việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc. 

- Đồng thời, các chính sách này cũng góp phần thúc đẩy cộng đồng các dân tộc Việt Nam tăng cường đoàn kết, ngày càng phát triển về mọi mặt.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 2 trang 133 Lịch Sử 10: Vì sao khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò quan trọng trong sự nghiêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Lời giải:

- Mối quan hệ hòa hợp, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc sẽ tạo ra môi trường hoà bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hoá.

- Khối đại đoàn kết là nguồn sức mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Vận dụng 3 trang 133 Lịch Sử 10: Vì sao cần giữ gìn và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc? Hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của bản thân em về vấn đề này.

Lời giải:

* Cần giữ gìn và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân vì:

- Đại đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong quá trình dựng nước và giữ nước.

- Là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

* Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của bản thân:

- Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã chiến đấu và chiến thắng nhiều kẻ thù hung bạo. Sức mạnh giúp dân tộc Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, giữ vững nền độc lập cũng như giữ gìn và phát triển nền văn hóa truyền thống là đại đoàn kết dân tộc. 

- Đại đoàn kết dân tộc là di sản vô giá, truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, được xây dựng trên nhiều cơ sở và hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. 

+ Khi có giặc ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc. 

+ Trong thời đại ngày nay, đại đoàn kết dân tộc có vai trò to lớn, là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, giữ gìn ổn định xã hội, sự bền vững của môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. 

+ Trong thiên tai, dịch bệnh, khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy cao độ để tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc. 

- Vì vậy, thế hệ trẻ chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc.

Vận dụng 4 trang 133 Lịch Sử 10: Hãy lựa chọn để thuyết trình về một chính sách văn hóa – xã hội đối với cộng đồng dân tộc ít người.

Lời giải:

(*) Bài tham khảo về: chính sách phát triển giáo dục

- Phát triển giáo dục và đào tạo được Đảng ta xác định là quốc sách hàng đầu, đồng thời là cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc”. 

- Trên cơ sở chủ trương, đường lối đúng đắn, kịp thời của Đảng, thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

- Các chính sách cho học sinh, sinh viên cộng đồng dân tộc ít người:

+ Ptriển giáo dục vùng dân tộc thiểu số theo chương trình chung quốc gia; xây dựng chính sách giáo dục ở tất cả các cấp học phù hợp với đặc thù dân tộc.

+ Phát triển trường mầm non, trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trường dự bị đại học; nghiên cứu hình thức đào tạo đa ngành bậc đại học cho con em các dân tộc thiểu số để đẩy nhanh việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

+ Quy định các điều kiện và biện pháp cụ thể, phù hợp để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số; giải quyết chỗ ở, học bổng và cho vay vốn trong thời gian học tập phù hợp với ngành nghề đào tạo và địa bàn cư trú của sinh viên dân tộc thiểu số. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được miễn học phí ở tất cả các cấp học, ngành học.

+ Đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm từng vùng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

+ Quy định việc hỗ trợ giáo viên giảng dạy tại các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo giáo viên là người dân tộc thiểu số và giáo viên dạy tiếng dân tộc.

+ Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc.

+ Chính quyền địa phương nơi có con em dân tộc thiểu số thi đỗ vào đại học, cao đẳng và sinh viên được cử đi học hệ cử tuyển, có trách nhiệm tiếp nhận và phân công công tác phù hợp với ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp.

- Chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: 

+ Phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp vận chuyển mua nước ngọt và sạch, phụ cấp lưu động và một số phụ cấp khác, trợ cấp chuyển vùng, trợ cấp lần đầu, trợ cấp học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; 

+ Chính sách dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số, trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu.

- Những chính sách về giáo dục của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng các dân tộc ít người đã góp phần quan trọng vào việc cải thiện thực trạng giáo dục của đồng bào các dân tộc, góp phần thúc đẩy cộng đồng các dân tộc Việt Nam tăng cường đoàn kết, ngày càng phát triển về mọi mặt.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm các bài giải SGK Lịch Sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Đánh giá

0

0 đánh giá