Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 101, 102, 103, 104, 105 Bài 2: Sóng và cát ở Trường Sa - Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Nghe - Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 2.
Mời các bạn theo dõi:
Tiếng Việt lớp 2 trang 101, 102, 103, 104, 105 Bài 2: Sóng và cát ở Trường Sa - Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt lớp 2 trang 101, 102 Sóng và cát ở Trường Sa
Tiếng Việt lớp 2 trang 101, 102 Nội dung: Miêu tả vẻ đẹp đặc biệt của sóng và cát ở các đảo Trường Sa; thể hiện tình cảm trân trọng của tác giả đối với những người làm nhiệm vụ canh giữ biển đảo.
Tiếng Việt lớp 2 trang 101, Khởi động: Nói với bạn về màu sắc của những sự vật trong thiên nhiên theo gợi ý:
Phương pháp giải:
Em quan sát các sự vật trong tranh kết hợp với hiểu biết trong thực thế của bản thân.
Lời giải:
- Mây – trắng
- Trời – xanh lam
- Cầu vồng – bảy sắc
- Cây – xanh lục
...
Tiếng Việt lớp 2 trang 101 Đọc
Sóng và cát ở Trường Sa
Những con sóng bền bỉ ngày đêm vẽ quanh chân đảo một viền hoa như một dải đăng ten mềm mại. Dải đăng ten ấy chuyển động liên tục tuỳ theo từng mùa.
Cát xung quanh các đảo ở Trường Sa là những vụn san hô nên rất tơi nhẹ. Chúng thường ánh lên dưới mặt trời. Trên những doi cát này, gió và sóng cùng nhau xoay vần, vẽ nên những bức tranh thiên nhiên nhiều hình thù sinh động. Đặc biệt, có doi cát còn tạo nên hình chữ S trông giống bản đồ Việt Nam giữa biển khơi.
Hình ảnh cát san hô trắng lấp lánh, biển xanh và màu áo của các chú bộ đội hải quân hoà quyện tạo nên vẻ đẹp riêng cho những hòn đảo ở Trường Sa.
Nguyễn Xuân Thuỷ
• Đăng ten: vật bằng chỉ, sợi để làm đường viền trang trí.
• Doi: dải cát lồi ra phía biển.
Tiếng Việt lớp 2 trang 102 Trả lời câu hỏi
Câu 1: Sóng ở các đảo được tả như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên.
Lời giải:
Những con sóng bền bỉ ngày đêm vẽ quanh chân đảo một viền hoa như một dải đăng ten mềm mại.
Câu 2: Trên các đảo ở Trường Sa, cát có gì lạ?
Phương pháp giải:
Em đọc phần đầu của đoạn văn thứ 2.
Lời giải:
Trên các đảo ở Trường Sa, cát là những vụn san hô nên rất tơi nhẹ. Chúng thường ánh lên dưới mặt trời.
Câu 3: Nhờ đâu những hòn đảo ở Trường Sa có vẻ đẹp rất riêng?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn cuối cùng.
Lời giải:
Những hòn đảo ở Trường Sa có vẻ đẹp rất riêng là do hình ảnh cát san hô trắng lấp lánh, biển xanh và màu áo của các chú bộ đội hải quân hòa quyện vào nhau.
Câu 4: Kể những điều em biết về Trường Sa.
Phương pháp giải:
Em dựa vào sự hiểu biết của bản thân.
Lời giải:
Trường Sa là quần đảo thuộc chủ quyền của đất nước Việt Nam ta. Tại nơi này, các chú bộ đội hải quân vẫn đang ngày ngày canh giữ bảo vệ chủ quyền của quốc gia.
Tiếng Việt lớp 2 trang 102 Chim rừng Tây Nguyên
Tiếng Việt lớp 2 trang 102 Câu a: Nghe – viết:
Chim rừng Tây Nguyên
Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội. Họ nhà chim đủ các loại, đủ các màu sắc ríu rít bay đến đậu ở những bụi cây quanh hồ, tiếng hót rộn vang cả mặt nước.
Theo Thiên Lương
Tiếng Việt lớp 2 trang 102 Câu b: Chọn con ốc có từ ngữ viết sai và cho biết cách chữa:
Phương pháp giải:
Em chú ý phân biệt d/gi
Lời giải:
- Con ốc có từ viết sai: dàn khoan
- Sửa lại: giàn khoan
Tiếng Việt lớp 2 trang 102 Câu c: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi ô hoa:
Phương pháp giải:
Em chú ý phân biệt iêu/ươu; oan/oang
Lời giải:
(khiếu, khướu): năng khiếu, con khướu
(biếu, bướu): cái bướu, quà biếu
(khoan, khoang): khoang tàu, mũi khoan
(hoàn, hoàng): huy hoàng, hoàn lại
Tiếng Việt lớp 2 trang 103 Mở rộng vốn từ Đất nước
Tiếng Việt lớp 2 trang 103 Câu 3: Xếp các từ ngữ dưới đây vào 2 nhóm:
a. Chỉ sự vật
b. Chỉ đặc điểm của sự vật
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ rồi sắp xếp vào từng nhóm phù hợp.
Lời giải:
a. Chỉ sự vật: biển cả, bầu trời, sông suối, rừng núi
b. Chỉ đặc điểm của sự vật: bao la, bạt ngàn, trập trùng, mênh mông
Tiếng Việt lớp 2 trang 103 Câu 4: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Dựa vào các bài đọc đã học, chọn từ ngữ ở thẻ màu xanh phù hợp
b. Đặt 2 – 3 câu tả một cảnh đẹp của Việt Nam theo gợi ý:
Phương pháp giải:
a. Em nhớ lại các bài Cây và hoa bên lăng Bác, Rừng ngập mặn Cà Mau, Sóng và cát ở Trường Sa, Dàn nhạc mùa hè
b. Em có thể tả Cố đô Huế, Cột cờ Hà Nội, Bến cảng Nhà Rồng hoặc một địa danh nào đó mà em biết.
Lời giải:
a.
b. - Ở Cột cờ Hà Nội, lá cờ đỏ sao vàng luôn phấp phới tung bay trong gió.
- Cố đô Huế mang vẻ đẹp cổ kính.
Tiếng Việt lớp 2 trang 103 Nói và đáp lời an ủi, lời mời
Tiếng Việt lớp 2 trang 103 Câu a: Cùng bạn nói và đáp lời phù hợp với từng tình huống sau:
* Bạn em làm rơi mất cây bút rất đẹp.
* Cây hoa giấy bà trồng bị chết.
Phương pháp giải:
Em nói lời an ủi với bạn
Lời giải:
a.
* Bạn em làm rơi mất cây bút rất đẹp.
- Em: Bạn đừng lo lắng quá! Sẽ có người tốt nhặt được và trả lại bạn thôi!
- Bạn: Ừm, mình cũng hy vọng như vậy.
* Cây hoa giấy bà trồng bị chết.
- Em: Mình buồn quá! Cây hoa giấy do bà mình trồng đã chết mất rồi!
- Bạn: Cậu đừng buồn nhé! Hãy trồng một cây hoa giấy mới và cùng bà cậu chăm sóc thật cẩn thận nhé!
Tiếng Việt lớp 2 trang 103 Câu b: Em sẽ nói thế nào để mời bạn thưởng thức một món đặc sản ở quê em?
Phương pháp giải:
Em nói lời mời với bạn.
Lời giải:
“Mời cậu ăn bánh đậu xanh đặc sản của Hải Dương quê mình. Bánh thơm và ngon lắm!”
Tiếng Việt lớp 2 trang 104, 105 Nói, viết về tình cảm với người thân
Tiếng Việt lớp 2 trang 104 Câu a: Sắp xếp các câu dưới đây theo thứ tự hợp lí để tạo thành đoạn văn.
Phương pháp giải:
Em hãy sắp xếp theo thứ tự:
- Người thân mà bạn nhỏ muốn bày tỏ tình cảm là ai?
- Bạn nhỏ cùng với người đó thường cùng nhau làm gì?
- Bạn nhỏ mong muốn điều gì?
Lời giải:
Sắp xếp các câu theo thứ tự: 4 – 5 – 1 – 3 – 2
Trong nhà, ông nội là người gần gũi với em nhất. Mỗi sáng và chiều, ông đều đưa đón em đi học đúng giờ. Đón em về, ông lại cùng em tưới cây hay chơi cờ. Thỉnh thoảng, ông còn chở em đi nhà sách, công viên và cùng em đọc sách, chơi trò chơi. Em luôn mong ông nội mạnh khoẻ, sống lâu.
Tiếng Việt lớp 2 trang 104 Câu b: Đọc đoạn văn trên và trả lời câu hỏi:
• Đoạn văn viết về tình cảm của ai với ai?
• Hằng ngày, ông cùng bạn nhỏ làm những việc gì?
• Tình cảm của bạn nhỏ với ông ra sao?
Phương pháp giải:
Em đọc lại đoạn văn để trả lời các câu hỏi.
Lời giải:
• Đoạn văn viết về tình cảm của người cháu với ông nội.
• Hằng ngày, ông thường đưa đón bạn nhỏ đi học. Đi học về, hai ông cháu thường cùng nhau tưới cây hay chơi cờ. Thỉnh thoảng, ông chở bạn nhỏ đi nhà sách, công viên và cùng đọc sách, chơi trò chơi.
• Bạn nhỏ mong ông luôn khỏe mạnh, sống lâu.
Tiếng Việt lớp 2 trang 105 Câu c: Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với anh (chị hoặc em) của em theo gợi ý:
• Anh (chị hoặc em) tên là gì?
• Em và anh (chị hoặc em) thường cùng nhau làm gì?
• Tình cảm của em với anh (chị hoặc em) như thế nào?
Phương pháp giải:
Em viết bài theo gợi ý đã đưa.
Lời giải:
Anh trai em tên là Minh Tuấn. Anh thường chơi cùng với em. Có đồ ăn ngon, anh Tuấn sẽ nhường hết cho em. Buổi tối, anh thường giảng lại cho em những bài tập khó. Em rất yêu quý anh trai em. Em mong anh em em luôn yêu thương và gắn bó với nhau.
Tiếng Việt lớp 2 trang 105 Chủ đề Đất nước Việt Nam
Tiếng Việt lớp 2 trang 105 Câu 1: Đọc một bài thơ về đất nước Việt Nam:
a. Chia sẻ về bài thơ đã đọc.
b. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài.
Lời giải:
a. Bài thơ Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi
b. Phiếu đọc sách
- Tên bài thơ: Việt Nam quê hương ta
- Tác giả: Nguyễn Đình Thi
- Trích từ trường ca Bài thơ Hắc Hải
- Điều em thích:
+ Câu thơ: Quê hương biết mấy thân yêu / Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
+ Hình ảnh: Cánh đồng lúa mênh mông với cánh cò bay rập rờn
- Cảm xúc: Em thấy yêu quê hương, đất nước mình hơn. Biết ơn sự hi sinh của các anh hùng đã ngã xuống để cho chúng em cuộc sống bình yên như bây giờ.
Tiếng Việt lớp 2 trang 105 Câu 2: Chơi trò chơi Hoạ sĩ nhí:
a. Vẽ một hòn đảo.
b. Giới thiệu về bức vẽ của em.
Lời giải:
Em có thể vẽ quần đảo Trường Sa dựa vào những điều mà tác giả đã miêu tả trong bài Sóng và cát ở Trường Sa.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.