Trong thiên nhiên manganesium là nguyên tố tương đối phổ biến

2.6 K

Với Giải SBT Hóa học 10 trang 45 trong Bài 12: Phản ứng oxi hóa - khử và ứng dụng trong cuộc sống Sách bài tập Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Hóa học 10 trang 45.

Trong thiên nhiên manganesium là nguyên tố tương đối phổ biến

Bài 12.8 trang 45 SBT Hóa học 10: Trong thiên nhiên manganesium là nguyên tố tương đối phổ biến, đứng thứ ba trong các kim loại chuyển tiếp, chỉ sau Fe và Ti. Các khoáng vật chính của manganesium là hausmanite (Mn3O4), pyrolusite (MnO2), braunite (Mn2O3) và manganite (MnOOH). Manganesium tồn tại ở rất nhiều trạng thái oxi hoá khác nhau từ +2 tới +7. 

Cho các chất sau: Mn, MnO2, MnCl2, KMnO4 Số oxi hoá của nguyên tố Mn trong các chất lần lượt là

A. 2, -2, -4, +8.                                              

B. 0, +4, +2, +7.

C. 0, +4, -2, +7.                                              

D. 0, +2, -4, -7.

Phương pháp giải:

- Quy tắc 1: Số oxi hóa của nguyên tử trong các đơn chất bằng 0

- Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0

- Quy tắc 3: Trong các ion, số oxi hóa của nguyên tử (đối với ion đơn nguyên tử) hay tổng số oxi hóa các nguyên tử (đối với ion đa nguyên tử) bằng điện tích của ion đó

- Quy tắc 4:

+ Trong đa số các hợp chất, số oxi hóa của hydrogen bằng +1, trừ các hydride kim loại như (NaH, CaH2,…)

+ Số oxi hóa của oxygen bằng -2, trừ OF2 và các peroxide, superoxide như (H2O2, Na2O2, KO2,…)

+ Kim loại kiềm (nhóm IA) luôn có số oxi hóa +1

+ Kim loại kiềm thổ (nhóm IIA) luôn có số oxi hóa +2

+ Nhôm (aluminium) có số oxi hóa +3

+ Số oxi hóa của nguyên tử fluorine trong các hợp chất bằng -1

Lời giải:

Đặt x là số oxi hóa của Mn

- Trong Mn: Các nguyên tử trong các đơn chất sẽ luôn có số oxi hóa là 0 " x = 0

- Trong MnO2: x.1 + (-2).2 = 0 " x = +4

- Trong MnCl2: x.1 + (-1).2 = 0 " x = +2

- Trong KMnO4: +1.1 + x.1 + (-2).4 = 0 " x = +7

=> Đáp án: B

 

Đánh giá

0

0 đánh giá