Trong thiên nhiên manganesium là nguyên tố tương đối phổ biến

396

Với Giải SBT Hóa học 10 trang 46 trong Bài 12: Phản ứng oxi hóa - khử và ứng dụng trong cuộc sống Sách bài tập Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Hóa học 10 trang 46.

Trong thiên nhiên manganesium là nguyên tố tương đối phổ biến

Bài 12.10 trang 46 SBT Hóa học 10: Trong thiên nhiên manganesium là nguyên tố tương đối phổ biến, đứng thứ ba trong các kim loại chuyển tiếp, chỉ sau Fe và Ti. Các khoáng vật chính của manganesium là hausmanite (Mn3O4), pyrolusite (MnO2), braunite (Mn2O3) và manganite (MnOOH). Manganesium tồn tại ở rất nhiều trạng thái oxi hoá khác nhau từ +2 tới +7. 

Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4 (thuốc tím), màu tím nhạt dần rồi mất màu (biết sản phẩm tạo thành là MnSO4, H2SO4 và H2O). Nguyên nhân là do

A. SO2 đã oxi hoá KMnO4 thành MnO2.

B. SO2 đã khử KMnO4 thành Mn2+.

C. KMnO4 đã khử SO2 thành S+6.

D. H2O đã oxi hoá KMnO4 thành Mn2+.

Phương pháp giải:

Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng => Xác định chất oxi hóa, chất khử

Lời giải:

- Dựa vào sản phẩm và các chất tham gia ta thấy

S+4S+6+2e

Mn+7+5eMn+2

=> SO2 là chất khử, KMnO4 là chất oxi hóa

=> SO2 đã khử KMnO4 thành Mn2+ ð Đáp án: B

 

Đánh giá

0

0 đánh giá