Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở địa phương em

695

Với giải bài tập Địa lí 10 trong Bài 11: Thuỷ quyển, nước trên lục địa Sách giáo khoa Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SGK Địa lí 10.

Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở địa phương em

Vận dụng 2 trang 40 Địa Lí 10Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở địa phương em.

Lời giải:

- Học sinh tìm hiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước thông qua sách, báo, thực tế ở địa phương hoặc internet.

- Ví dụ: Ô nhiễm sông Tô Lịch, Hà Nội

Sông Tô Lịch là một dòng sông chảy qua nhiều quận nội thành của Thủ đô Hà Nội. Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đang làm cho con sông này ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Trên con sông dài gần 15 km đã có hàng trăm cống nước xả thải ra dòng sông.

Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở địa phương em

Tại 1 số cửa cống, nước thải sinh hoạt vẫn chạy thẳng xuống sông

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà nội, hiện nay trung bình mỗi ngày đêm, sông Tô Lịch phải tiếp nhận khoảng 150.000 m³ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp ra dòng sông thông qua hơn 300 cống xả thải. Lượng bùn tích tụ, lắng đọng lâu ngày gây ra mùi hôi thối nồng nặc bốc lên. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng vứt, xả rác xuống dòng sông gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.

Sông Tô Lịch bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía Nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (Thanh Trì). Nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lí tập trung mà xả trực tiếp ra sông. Bên cạnh đó, còn rất nhiều cơ sở y tế, bệnh viện, các nhà máy chưa có hệ thống xử lí nước thải. Ngoài ra, tình trạng họp chợ còn diễn ra phổ biến, thường xuyên dọc hai bên sông. Các tiểu thương “tiện tay” vứt mọi thứ xuống dòng sông nào là túi ni lông, chai nhựa, thùng xốp,... khiến cho tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng.

Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở địa phương em

Nước thải sinh hoạt vẫn đổ ra sông

Ô nhiễm nguồn nước ở sông Tô Lịch ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người dân sống ở khu vực dọc 2 bên sông trong nhiều năm qua. Hơn nữa, nó còn có tác động xấu tới hệ sinh thái thủy sinh, làm giảm khả năng phục hồi đa dạng sinh học.

Đánh giá

0

0 đánh giá