Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 6 Bài 7: Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán lớp 6 Tập 1. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Toán 6 (Cánh diều) Bài 7: Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết
Câu hỏi giữa bài
Cô Ngân có thể chia đều số bánh ngọt cho 6 tổ được không?
Cô Ngân có thể chia đều số quả quýt cho 6 tổ được không?
Phương pháp giải:
Để biết cô Ngân có chia đều số bánh ngọt và số quả quýt cho 6 tổ hay không thì ta thực hiện phép chia. Nếu phép chia là chia hết thì chia đều, chia có dư thì không chia đều
Lời giải:
Ta có: 42 : 6 = 7 ; 45 : 6 = 7 (dư 3).
Như vậy, 42 chia hết cho 6 và 45 không chia hết cho 6
Vậy cô Ngân có thể chia đều số bánh ngọt cho 6 tổ và không thể chia đều số quả quýt cho 6 tổ.
Toán lớp 6 trang 30 Hoạt động 1: a) Thực hiện các phép tính 42:6 và 45:6.
b) Trong hai phép chia trên, phép chia nào là phép chia hết, phép chia nào là phép chia có dư?
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép chia
Lời giải:
a)
42:6=7
45:6=7 (dư 3).
b)
42:6 là phép chia hết.
45:6 là phép chia có dư.
Phương pháp giải:
- Ngày sinh là a, tháng sinh là b.
- a chia hết cho số nào thì số đó là ước của a.
- Tìm 2 số chia hết cho b.
Lời giải:
Ví dụ: ngày 15 tháng 7
Một ước của 15 là 3
Hai bội của 7 là 14 và 28
b) Hảy chỉ ra bảy bội của 9.
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép nhân
Lời giải:
a) 9 . 0 = 0; 9 . 1 = 9; 9 . 2 = 18; 9 . 3 = 27; 9 . 4 = 36; 9 . 5 = 45; 9 . 6 = 54
b) Bảy bội của 9 là: 0; 9; 18; 27; 36; 45; 54.
Toán lớp 6 trang 31 Luyện tập vận dụng 2: a) Viết lại các bội nhỏ hơn 30 của 8.
b) Viết các bội có hai chữ số của 11.
Phương pháp giải:
a)
- Viết các số chia hết cho 8 và nhỏ hơn 30.
b)
- Viết các số chia hết cho 11 và có 2 chữ số.
Lời giải:
a) Các bội nhỏ hơn 30 của 8 là: 0, 8, 16, 24
b) Các bội có hai chữ số của 11 là: 11, 22, 33, 44, 55, 66, 77, 88, 99.
Toán lớp 6 trang 31 Hoạt động 3: a) Tìm số thích hợp ở dấu ?:
8 : 1 = ?; 8 : 5 = ? (dư ?);
8 : 2 = ?; 8 : 6 = ? (dư ?);
8 : 3 = ? (dư ?); 8 : 7 = ? (dư ?);
8 : 4 = ?; 8 : 8 = ?
b) Hãy chỉ ra các ước của 8.
Lời giải:
a) 8 : 1 = 8; 8 : 5 = 1 (dư 3);
8 : 2 = 4; 8 : 6 = 1 (dư 2);
8 : 3 = 2 (dư 2); 8 : 7 = 1 (dư 1);
8 : 4 = 2; 8 : 8 = 1
b) Các ước của 8 là: 1; 2; 4; 8.
Toán lớp 6 trang 32 Luyện tập vận dụng 3: Tìm các ước của 25.
Phương pháp giải:
- Chia lần lượt 25 cho các số từ 1 đến 25.
- 25 chia hết cho số nào thì số đó là ước của 25.
Lời giải:
Chia lần lượt 25 cho các số từ 1 đến 25.
Các phép chia hết là:
25:1=25; 25:5=5; 25:25=1.
Các ước của 25 là: 1; 5; 25.
Toán lớp 6 trang 32 Hoạt động 4: Chỉ ra số thích hợp cho dấu ? theo mẫu:
m |
Số a chia hết cho m |
Số b chia hết cho m |
Thực hiện phép chia (a + b) cho m |
5 |
95 |
55 |
(95 + 55) : 5 = 30 |
6 |
? |
? |
(? + ?) : 6 = ? |
9 |
? |
? |
(?+ ? ) : 9 = ? |
Lời giải:
m |
Số a chia hết cho m |
Số b chia hết cho m |
Thực hiện phép chia (a + b) cho m |
5 |
95 |
55 |
(95 + 55) : 5 = 30 |
6 |
78 |
54 |
(78 + 54) : 6 = 22 |
9 |
45 |
108 |
(45 + 108 ) : 9 = 17 |
Phương pháp giải:
- Nếu tất cả các số hạng của tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.
Lời giải:
A = 1 930 + 1 945 + 1 975 chia hết cho 5 vì 1 930, 1 945, 1 975 đều chia hết cho 5.
Toán lớp 6 trang 32 Hoạt động 5: Chỉ ra số thích hợp cho ? theo mẫu:
m |
Số a chia hết cho m |
Số b chia hết cho m |
Thực hiện phép chia (a - b) cho m |
7 |
49 |
21 |
(49 - 21) : 7 = 4 |
8 |
? |
? |
(? - ?) : 8 = ? |
11 |
? |
? |
(? - ?) : 11 = ? |
Lời giải:
m |
Số a chia hết cho m |
Số b chia hết cho m |
Thực hiện phép chia (a - b) cho m |
7 |
49 |
21 |
(49 - 21) : 7 = 4 |
8 |
48 |
16 |
(48 - 16) : 8 = 4 |
11 |
55 |
22 |
(55 - 22) : 11 = 3 |
Phương pháp giải:
- Nếu số trừ và số bị trừ cùng chia hết cho cùng một số thì hiệu chia hết cho số đó.
Lời giải:
Vì 2 020 chia hết cho 20 và 1 820 chia hết cho 20 nên A = 2 020 - 1 820 chia hết cho 20.
Toán lớp 6 trang 33 Hoạt động 6: Chỉ ra số thích hợp cho ? theo mẫu
m |
Số a chia hết cho m |
Số b tùy ý |
Thực hiện phép chia (a . b) cho m |
9 |
36 |
2 |
(36 . 2) : 9 = 8 |
10 |
? |
? |
(? . ?) : 10 = ? |
15 |
? |
? |
(? . ?) : 15 = ? |
Lời giải:
m |
Số a chia hết cho m |
Số b tùy ý |
Thực hiện phép chia (a . b) cho m |
9 |
36 |
2 |
(36 . 2) : 9 = 8 |
10 |
50 |
7 |
(50 . 7) : 10 = 35 |
15 |
75 |
3 |
(75 . 3) : 15 = 15 |
Phương pháp giải:
- Nếu một thừa số của tích chia hết cho một số thì tích chia hết cho số đó.
- Nếu tất cả các số hạng của tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.
- Nếu số trừ và số bị trừ cùng chia hết cho cùng một số thì hiệu chia hết cho số đó.
Lời giải:
Vì 36 chia hết cho 6 nên tích (36 . 234) chia hết cho 6
24 chia hết cho 6 nên tích (217 . 24) chia hết cho 6.
Khi đó tổng 36 . 234 + 217 . 24 chia hết cho 6.
54 chia hết cho 6 nên tích (54 . 13) chia hết cho 6.
=> A = 36 . 234 + 217 . 24 - 54 . 13 chia hết cho 6.
Bài tập trang 34
Toán lớp 6 trang 34 Giải bài tập 1: Chỉ ra bốn bội của số m, biết:
a) m = 15; b) m = 30; c) m = 100.
Phương pháp giải:
- Tìm các số chia hết cho từng giá trị của m.
Lời giải:
a) m = 15;
Bốn bội của 15 là: 0, 15, 30, 45.
b) m = 30;
Bốn bội của 30 là: 30; 60; 90; 150.
c) m = 100.
Bốn bội của 100 là: 400; 500; 700; 800.
Chú ý: Em có thể chọn các bội khác của m
Toán lớp 6 trang 34 Giải bài 2: Tìm tất cả các ước của số n, biết:
a) n = 13; b) n = 20; c) n = 26.
Phương pháp giải:
- n chia hết cho số nào thì số đó là ước của n.
Lời giải:
a) n = 13;
Các ước của 13 là: 1; 13
b) n = 20;
Các ước của 20 là: 1; 2; 4; 5; 10; 20
c) n = 26.
Các ước của 26 là: 1; 2; 13; 26
Toán lớp 6 trang 34 Giải bài tập 3: Tìm số tự nhiên x, biết x là bội của 9 và 20 < x < 40
Phương pháp giải:
- Tìm số chia hết cho 9
- Trong các số đó, tìm các số lớn hơn 20 đồng thời nhỏ hơn 40.
Lời giải:
Các bội của 9 là: 0; 9; 18; 27; 36; 45; ....
Vậy số tự nhiên x là 27 hoặc 36.
Phương pháp giải:
- Chia đội thành các nhóm đều nhau tức là 24 chia hết cho số học sinh trong một nhóm.
- Số học sinh trong 1 nhóm: ước của 24 và lớn hơn hoặc bằng 2 đồng thời nhỏ hơn 24.
- Tìm số nhóm tương ứng với số học sinh.
Lời giải:
Các ước của 24 là: 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24.
Số học sinh trong một nhóm chỉ có thể là: 2;3;4;6;8;12.
Vậy cô có thể chia đội thành:
+ 12 nhóm, mỗi nhóm có 2 bạn;
+ 8 nhóm, mỗi nhóm có 3 bạn;
+ 6 nhóm, mỗi nhóm có 4 bạn;
+ 4 nhóm, mỗi nhóm có 6 bạn;
+ 3 nhóm, mỗi nhóm có 8 bạn.
+ 2 nhóm, mỗi nhóm có 12 bạn.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.