Sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số có điểm gì giống và khác nhau?

1.2 K

Với giải bài tập Câu hỏi 2 trang 127 Lịch Sử 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Câu hỏi 2 trang 127 Lịch Sử 10

Câu hỏi 2 trang 127 Lịch Sử 10: Sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số có điểm gì giống và khác nhau?

Lời giải:

(*) Bảng so sánh: hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

 

Người Kinh

Các dân tộc thiểu số

Giống nhau

- Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính

- Trồng các loại cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn…); cây ăn quả (cam, nhãn, mận…); cây công nghiệp (chè, cà phê…)

- Có sự kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm

- Hiện nay, đang áp dụng nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại trong sản xuất nông nghiệp. Ví dụ: sử dụng các loại máy móc

nông nghiệp; sử dụng các chế phẩm sinh học hay các giống cây

trồng, vật nuôi mới, cho năng suất cao.

Khác nhau

Hoạt động

canh tác

- Áp dụng đa dạng các hoạt động

canh tác, như: chuyên canh, luân canh, xen canh…

- Phát triển nông nghiệp gắn với trị thủy và xây dựng hệ thống thủy

lợi (kênh, mương)

- Trình độ hiện đại hóa, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp cao

hơn so với các dân tộc thiểu số.

- Chủ yếu là hoạt động canh

tác nương rẫy; làm ruộng bậc

thang

- Hệ thống thủy lợi kém phát

triển hơn.

- Trình độ hiện đại hóa, cơ giới hóa trong nông nghiệp kém

phát triển hơn so với hoạt

động canh tác của người Kinh.

Địa bàn

canh tác

- Canh tác chủ yếu tại các đồng

bằng hoặc vùng trung du, đồi núi thấp.

- Canh tác tại khu vực có địa hình cao, dốc; các thung lũng

chân núi hoặc trên các sườn đồi, sườn núi.

Đánh giá

0

0 đánh giá