SBT GDQP 10 Kết Nối Tri Thức Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

777

Toptailieu biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi GDQP từ đó học tốt môn GDQP 10.

Giải SBT GDQP 10 Bài 4 (Kết Nối Tri Thức): Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Giải SBT GDQP 10 trang 11

Bài 1 trang 11 SBT GDQP 10: Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?

A. Hiệu lệnh của biển báo hiệu.

B. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu.

C. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

D. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Bài 2 trang 11 SBT GDQP 10: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm trở lên phải đủ bao nhiêu tuổi?

A. 16 tuổi.

B. 18 tuổi.

C. 20 tuổi.

D. 17 tuổi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài 3 trang 11 SBT GDQP 10: Người tham gia giao thông đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Đi bên phải theo chiều đi của mình.

B. Đi đúng phần đường quy định.

C. Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 4 trang 11 SBT GDQP 10: Người điều khiển xe mô tô dưới 50 cm bắt buộc phải có giấy tờ gì?

A. Giấy phép lái xe.

B. Chứng nhận đăng kí xe.

C. Bảo hiểm dân sự.

D. Cả B và C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 5 trang 11 SBT GDQP 10: Hành vi nào sau đây người tham gia giao thông được phép thực hiện

A. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.

B. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.

C. Chở theo hai người trên xe mô tô, xe gắn máy đi cấp cứu.

D. Điều khiển xe mô tô hai bánh tham gia giao thông khi chưa đủ 18 tuổi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Giải SBT GDQP 10 trang 12

Bài 6 trang 12 SBT GDQP 10: Nối hình với thông tin phù hợp.

 (ảnh 1)

Lời giải:

Ghép nối:

I - 5

 
ADVERTISING

II - 1

III - 9

IV - 12

V - 16

VI - 14

VII - 4

VIII - 15

IX - 7

X - 10

XI - 13

XII - 11

XIII - 2

XIV - 3

XV - 8

XVI - 6

Giải SBT GDQP 10 trang 13

Bài 7 trang 13 SBT GDQP 10: Hằng ngày, Nguyễn Văn A là học sinh lớp 11 chở em trai Nguyễn Văn B là học sinh lớp 9 đi học cùng bằng xe gắn máy. Do tò mò và muốn khám phá nên B xin A được điều khiển xe gắn máy, chở A đến trường. A đã đồng ý đê B thực hiện mong muốn của mình. Theo em, trong trường hợp này, ai vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông? Vì sao?

Lời giải:

Cả hai anh em Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B đều vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Vì:

- Trước tiên cần xác định một số vấn đề:

+ Xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3.

+ A học lớp 11, theo đúng tuổi đi học thi A, 17 tuổi. B học lớp 9, theo đúng tuổi đi học thì B, 15 tuổi.

+ Quy định độ tuổi người được phép điều khiển xe gắn máy là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Như vậy, A được phép điều khiển và B không được phép điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông.

Xem xét, phân tích các dấu hiệu vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông:

+ Dấu hiệu hành vi: A có hành vi cụ thể là giao xe gắn máy cho B, để B điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông. Trong khi B không đủ điều kiện về độ tuổi điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông. B có hành vi cụ thể là điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông.

+ Dấu hiệu hành vi trái quy định pháp luật: Hành vi của A nêu trên là hành vi vi phạm được quy định tại mục đ, khoản 5, Điều 30. Hành vi của B nêu trên là hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1, Điều 21. Các mục, điều, khoản trên đều thuộc Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

+ Dấu hiệu lỗi: A và B buộc phải biết các quy định về các hành vi nêu trên nhưng A và B có thể biết mà không thực hiện hoặc chưa biết thì đều có lỗi.

+ Dấu hiệu về năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện: Cả A và B đều có đầy đủ năng lực nhận biết về hậu quả hành vi của mình (đang học lớp 11 và lớp 9), cả A và B đều trên 14 tuổi (độ tuổi theo quy định phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình gây ra). Đối với trường hợp của B cần phải xem xét cụ thể về dấu hiệu lối có ý hay vô ý để căn cứ vào đó có mức độ giải quyết xử phạt hay nhắc nhở, tuyên truyền.

Xem thêm các bài giải SBT GDQP lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng

Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân

Đánh giá

0

0 đánh giá