Hằng ngày, Nguyễn Văn A là học sinh lớp 11 chở em trai Nguyễn Văn B là học sinh lớp 9 đi học cùng bằng xe gắn máy

493

Với giải bài tập Bài 7 trang 13 SBT GDQP 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDQP 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Bài 7 trang 13 SBT GDQP 10

Bài 7 trang 13 SBT GDQP 10: Hằng ngày, Nguyễn Văn A là học sinh lớp 11 chở em trai Nguyễn Văn B là học sinh lớp 9 đi học cùng bằng xe gắn máy. Do tò mò và muốn khám phá nên B xin A được điều khiển xe gắn máy, chở A đến trường. A đã đồng ý đê B thực hiện mong muốn của mình. Theo em, trong trường hợp này, ai vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông? Vì sao?

Lời giải:

Cả hai anh em Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B đều vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Vì:

- Trước tiên cần xác định một số vấn đề:

+ Xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3.

+ A học lớp 11, theo đúng tuổi đi học thi A, 17 tuổi. B học lớp 9, theo đúng tuổi đi học thì B, 15 tuổi.

+ Quy định độ tuổi người được phép điều khiển xe gắn máy là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Như vậy, A được phép điều khiển và B không được phép điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông.

- Xem xét, phân tích các dấu hiệu vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông:

+ Dấu hiệu hành vi: A có hành vi cụ thể là giao xe gắn máy cho B, để B điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông. Trong khi B không đủ điều kiện về độ tuổi điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông. B có hành vi cụ thể là điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông.

+ Dấu hiệu hành vi trái quy định pháp luật: Hành vi của A nêu trên là hành vi vi phạm được quy định tại mục đ, khoản 5, Điều 30. Hành vi của B nêu trên là hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1, Điều 21. Các mục, điều, khoản trên đều thuộc Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

+ Dấu hiệu lỗi: A và B buộc phải biết các quy định về các hành vi nêu trên nhưng A và B có thể biết mà không thực hiện hoặc chưa biết thì đều có lỗi.

+ Dấu hiệu về năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện: Cả A và B đều có đầy đủ năng lực nhận biết về hậu quả hành vi của mình (đang học lớp 11 và lớp 9), cả A và B đều trên 14 tuổi (độ tuổi theo quy định phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình gây ra). Đối với trường hợp của B cần phải xem xét cụ thể về dấu hiệu lối có ý hay vô ý để căn cứ vào đó có mức độ giải quyết xử phạt hay nhắc nhở, tuyên truyền.

Đánh giá

0

0 đánh giá