SBT Lịch sử 10 Cánh Diều Bài 13: Văn minh Chăm -pa, văn minh Phù Nam

1.1 K

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 13: Văn minh Chăm -pa, văn minh Phù Nam sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Lịch sử 10 Bài 13.

SBT Lịch sử 10 Cánh Diều Bài 13: Văn minh Chăm -pa, văn minh Phù Nam

Câu 1 trang 37 SBT Lịch sử 10: Nền văn minh Chăm-pa được hình thành ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung.

B. Các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

C. Toàn bộ các tỉnh vùng duyên hải miền Trung

D. Vùng ven biển Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 37 SBT Lịch sử 10: Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của nền văn minh Chăm-pa?

A. Phù sa sông Thu Bồn tạo nên những cánh đồng phì nhiều, màu mỡ.

B. Khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp.

C. Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp.

D. Bờ biển dài tạo điều kiện để giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh bên ngoài.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 3 trang 38 SBT Lịch sử 10: Cơ sở dân cư của nền văn minh Chăm-pa là

A. những người nói tiếng Thái và tiếng Môn - Khơ-me.

B. sự hoà hợp giữa người Lạc Việt và người Âu Việt.

C. những người nói tiếng Môn cổ và một bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo.

D. cư dân nói tiếng Mã Lai-Đa Đảo với cư dân đến từ bên ngoài.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 4 trang 38 SBT Lịch sử 10: Những thành tựu tiêu biểu về thủ công nghiệp của cư dân Chăm-pa là kĩ thuật

A. làm đồ gốm và xây dựng đền tháp.

B. đúc đồng và kĩ thuật in.

C. rèn sắt và làm thuốc súng

D. đúc đồng và làm thuốc súng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 5 trang 38 SBT Lịch sử 10: Nền văn minh Phù Nam được hình thành ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

C. Toàn bộ các tỉnh vùng duyên hải miền Trung.

D. Vùng ven biển Nam Trung Bộ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6 trang 38 SBT Lịch sử 10: Nội dung nào sau đây phản ảnh không đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Phù Nam?

A. Văn minh Phù Nam hình thành trên lưu vực đồng bằng sông Cửu Long.

B. Nguồn nước dồi dào, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và đi lại.

C. Có vị trí địa lí tiếp giáp biển, thuận lợi cho việc giao lưu với các nền văn minh bên ngoài.

D. Chủ nhân của nền văn minh Phù Nam là cư dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 7 trang 38 SBT Lịch sử 10: Văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh

A. Trung Hoa.

B. Ấn Độ.

C. Ai Cập.

D. Hy Lạp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 8 trang 38 SBT Lịch sử 10: Cho các cụm từ sau: A. Hin-đu giáo, B. tầng lớp xã hội, C. mộ chum, D. thần thoại, E. chữ Phạn, G. Áp-sa-ra; H. Nhạc cụ

Hãy đặt các cụm từ trên vào chỗ chấm (...) ở các câu sau cho phù hợp với thành tựu của văn minh Chăm-pa:

1. Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong các ……...(1).

2. Có tục thờ cúng tổ tiên, chôn người chết trong các ……...(2).

3. Văn học có ............(3), truyền thuyết, vẫn bị kí, sử thi, thơ, trường ca.

4. Chữ viết Chăm ra đời trên cơ sở tiếp thu .............(4).

5. Biểu diễn điệu múa ..........(5) trong cung đình.

6. ………….6) phong phú như đàn câm, trọng, kèn,..

7. Chịu ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ, đặc biệt là súng bái các vị thần …….(7).

Lời giải:

1. Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong các (1) tầng lớp xã hội

2. Có tục thờ cúng tổ tiên, chôn người chết trong các (2) mộ chum

3. Văn học có (3) thần thoại, truyền thuyết, vẫn bị kí, sử thi, thơ, trường ca.

4. Chữ viết Chăm ra đời trên cơ sở tiếp thu (4) chữ Phạn

5. Biểu diễn điệu múa (5) Áp-sa-ra trong cung đình.

6. (6) Nhạc cụ phong phú như đàn câm, trọng, kèn,..

7. Chịu ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ, đặc biệt là súng bái các vị thần (7) Hin-đu giáo

Câu 9 trang 39 SBT Lịch sử 10: Cho các cụm từ sau: 1. Thuộc quan; 2 Ngoại quan; 3. Tôn quan; 4. Vua

a) Đặt các cụm từ trên vào sơ đổ 13 sao cho phù hợp với tổ chức nhà nước Chăm-pa.

b) Rút ra nhận xét về tổ chức nhà nước Chăm-pa.

Cho các cụm từ sau 1. Thuộc quan; 2 Ngoại quan; 3. Tôn quan; 4. Vua

Lời giải:

Yêu cầu a)

Cho các cụm từ sau 1. Thuộc quan; 2 Ngoại quan; 3. Tôn quan; 4. Vua

Yêu cầu b) Nhận xét:

- Có sự phân cấp giữa chính quyền trung ương và địa phương.

- Có thêm bộ phận tôn quan, là trung gian giữa nhà vua và các quan văn, quan võ.

Câu 10 trang 39 SBT Lịch sử 10: Hãy lập bảng thể hiện thành tựu của các nền văn minh Chăm-pa và Phù Nam theo mẫu dưới đây:

Thành tựu

Văn minh Chăm-pa

Văn minh Phù Nam

Đời sống vật chất

   

Đời sống tinh thần

   

Lời giải:

Thành tựu

Văn minh Chăm-pa

Văn minh Phù Nam

Đời sống vật chất

Ăn

Gạo nếp, gạo tẻ là nguồn lương thực chính,…

Lúa gạo, rau, củ, quả, gia súc, gia cầm, thủy hải sản,…

Mặc

Nam, nữ quấn ngang tấm vải từ lưng trở xuống, tai đeo trang sức

Mặc áo chui đầu, dùng vải quấn làm váy. Người dân thích đeo trang sức.

Vua ở trong lầu cao; dân ở nhà sàn bằng gỗ

Ở nhà sàn bằng gỗ, đi lại bằng thuyền, bè,…

Đời sống tinh thần

Chữ viết

Chữ Chăm-pa ra đời trên cơ sở chữ Phạn

Chữ Hán, chữ Phạn

Văn học

Văn học dân gian và văn học chữ viết cùng song hành

 

Tín ngưỡng

Thờ cúng tổ tiên; chôn người chết trong mộ chum.

Sùng bái các vị thần Hin-đu giáo, Phật giáo,…

Sùng bái các vị thần Hin-đu giáo, Phật giáo,…

Tín ngưỡng sùng bái núi thiêng,…

Câu 11 trang 39 SBT Lịch sử 10: Hãy lập bảng về những lĩnh vực biểu hiện trong đời sống tinh thần của văn minh Chăm và văn minh Phù Nam chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ theo mẫu sau:

Lĩnh vực

Biểu hiện

....................................... ...........................................................................................
Lời giải:

Lĩnh vực

Biểu hiện

Chữ viết

- Tiếp thu, cải biến chữ Phạn

Tín ngưỡng, tôn giáo

- Chịu ảnh hưởng của Hin-đu giáo, Phật giáo…

Câu 12 trang 39 SBT Lịch sử 10: Quan sát hình 13.1, hãy tìm hiểu và giới thiệu về Quần thể tháp Bánh Ít theo các gợi ý: địa điểm, thời gian xây dựng, mục đích xây dựng, giá trị.

Quan sát hình 13.1, hãy tìm hiểu và giới thiệu về Quần thể tháp Bánh Ít theo các gợi ý

Lời giải:

(*) Giới thiệu về tháp Bánh Ít:

- Địa điểm: thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

- Thời gian xây dựng: khoảng thế kỉ X

- Giá trị: trong toàn bộ di tích tháp Chàm còn lại trên đất nước Việt Nam, Bánh Ít là quần thể kiến trúc độc đáo với dáng vẻ kiến trúc đa dạng, trang trí đẹp, có giá trị nghệ thuật cao.

Câu 13 trang 40 SBT Lịch sử 10: Quan sát các hình 13.1, 13.2 và tìm hiểu thông tin, hãy viết một đoạn giới thiệu về văn hoá Sa Huỳnh và văn hoá Óc Eo theo các gợi ý: năm phát hiện, hiện đại, phân bổ, chủ nhân, đặc trưng công cụ và kĩ thuật,..

Quan sát các hình 13.1, 13.2 và tìm hiểu thông tin, hãy viết một đoạn giới thiệu về văn hoá Sa Huỳnh

Lời giải:

(*) Tham khảo: Giới thiệu văn hóa Óc Eo

- Văn hóa Óc Eo là gắn liền với thiên nhiên và con người vùng Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Mê Công. Nền văn hóa khảo cố này được định danh sau cuộc khai quật đầu tiên tiến hành vào năm 1994 tại cánh đồng Óc Eo (phía nam núi Ba Thê) - hiện nay thuộc xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

- Ngay khi những tài liệu khai quật ở Óc Eo được công bố trên tập san của trường Viễn Đông Bác cổ, người ta đã coi đó là dấu vết của Vương quốc Phù Nam, một quốc gia cổ được biết từ trước qua thư tịch cổ Trung Quốc và minh văn trên bia ký.

- Trong các cuộc khảo sát và khai quật đã tìm thấy ở các di chỉ thuộc văn hóa Óc Eo các loại tượng to nhỏ, nhẫn, hoa tai, hạt đá quý, mã não, hạt thủy tinh, con dấu, bùa đeo, công cụ bằng đồng và bằng đá; các loại hiện vật bằng đất nung như dọi xe sợi, bếp lò, đĩa đèn, chậu, nồi, vò v.v… Các sưu tập hiện vật của Óc Eo thể hiện tính phong phú và đa dạng của nền văn hóa này; tính bản địa, sự giao thoa và đan xen giữa các nền văn hóa trong khu vực cũng như với các vùng khác. Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ở Óc Eo rất đậm nét, biểu hiện qua các đề tài trang trí, qua kiểu mũ hay tư thế ngồi của các pho tượng, qua con dấu với dòng chữ viết bằng các kiểu văn tự Ấn Độ v.v…

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 10 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá