Địa lý 7 Bài 22 (Chân trời sáng tạo) : Vị trí địa lí, lịch sự khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

2.3 K

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách bài tập Địa lí 7 Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sự khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SGK Địa lý 7.

 

Địa lý 7 Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sự khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Giải SGK Địa lý 7 trang 173

Câu hỏi mở đầu trang 173 Bài 22 Địa Lí lớp 7: Vậy, con người đã khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực như thế nào?

Trả lời:

- Châu Nam Cực là châu lục được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất.

Giải SGK Địa lý 7 trang 174

Câu hỏi trang 174 Địa Lí lớp 7: Dựa vào hình 22.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực.

- Cho biết châu Nam Cực bao gồm những bộ phận nào?

- Kể tên các biển và địa dương bao quanh châu Nam Cực.

Dựa vào hình 22.1 và thông tin trong bài, em hãy: Xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực (ảnh 1)

Trả lời:

- Xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực: Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong vòng cực nam của Trái Đất, được bao bọc bởi các đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

- Châu Nam Cực bao gồm những bộ phận: Phần phía đông và phần phía tây (lấy kinh tuyến 00 và 1800 làm ranh giới).

- Kể tên các biển và địa dương bao quanh châu Nam Cực: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Nam Đại Dương, biển Rôt, biển A-mun-xen, biển Bê-li-hao-den, biển Oet-đen.

Câu hỏi trang 174 Địa Lí lớp 7: Dựa vào hình 22.1, 22.2 và thông tin trong bài, em hãy:

- Kể tên một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực.

- Trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

Dựa vào hình 22.1, 22.2 và thông tin trong bài, em hãy: Kể tên một số trạm nghiên cứu của các quốc gia (ảnh 1)

Trả lời:

- Kể tên một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực: Trạm A-tu-rô Brat (Chi Lê), trạm Vô-stốc (Liên bang Nga), trạm Niu-mai-ơ (Đức).

- Trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực: Bắt đầu tiến hành nghiên cứu toàn diện năm 1957, nhiều trạm nghiên cứu được xây dựng. Ngày 01-12-1959, Hiệp ước Nam Cực được 12 quốc gia kí kết, theo đó không phân chia lãnh thổ, khai thác tài nguyên ở châu Nam Cực. Năm 2020, có 54 quốc giá kí kết hiệp ước Nam Cực.

Giải SGK Địa lý 7 trang 175

Luyện tập 1 trang 175 Địa Lí lớp 7: Chứng minh châu Nam Cực có vị trí địa lí đặc biệt.

Trả lời:

- Châu Nam Cực có vị trí địa lí đặc biệt: Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong vòng cực nam của Trái Đất, cách xa các châu lục khác, được bao bọc bởi các biển và đại dương.

Luyện tập 2 trang 175 Địa Lí lớp 7: Liệt kê các mốc thời gian chính trong lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

Trả lời:

- Đầu thế kỉ XX con người đặt chân đến châu Nam Cực.

- Từ 1957, châu Nam Cực được nghiên cứu toàn diện.

- Ngày 01-12-1959, Hiệp ước Nam Cực được kí kết.

Vận dụng 3 trang 175 Địa Lí lớp 7: Em hãy tìm hiểu hiệp ước Nam Cực (1959) và viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) với thông điệp: Nam Cực vì hòa bình thế giới.

Trả lời:

Hiệp ước Nam Cực (tiếng Anh, Antarctic Treaty) được kí kết ngày 01-12-1959, là hiệp ước điều chỉnh quan hệ quốc tế giữa các quốc gia đối với châu Nam Cực, châu lục duy nhất trên Trái Đất không có người bản địa sinh sống. Căn cứ theo mục đích của hệ thống hiệp ước, châu Nam Cực được định nghĩa là toàn bộ vùng đất và khối băng nằm ở vòng cực Nam về cực Nam của Trái Đất. Hiệp ước Nam Cực được kí kết, thực hiện góp phần lan tỏa thông điệp “Nam Cực vì hòa bình thế giới”

Hiệp ước chính thức có hiệu lực vào năm 1961, bảo vệ châu Nam Cực vì mục đích tự do nghiên cứu khoa học và nghiêm cấm các hoạt động quân sự trên châu lục này. Theo đó mọi hành vi phân chia lãnh thổ hoặc khai thác tài nguyên ở châu Nam Cực đều vi phạm hiệp ước.

(Nguồn tham khảo:

https://www.google.com/imgres?imgurl=https%3A%2F%2Fupload.wikimedia.org)

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá