Em hãy đọc các câu ca dao, tục ngữ dưới đây và trả lời câu hỏi

1 K

Với giảiCâu hỏi 3 trang 65 GDCD 7 Cánh diều với cuộc sống chi tiết trong Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình môn Giáo dục công dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem: 

Em hãy đọc các câu ca dao, tục ngữ dưới đây và trả lời câu hỏi

Câu hỏi 3 trang 65 GDCD 7: Em hãy đọc các câu ca dao, tục ngữ dưới đây và trả lời câu hỏi:

Chị ngã, em nâng.

 

Anh em như thể tay chân 

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

 

Khôn ngoan đối đáp người ngoài 

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

 

Anh em trên kính dưới nhường 

Là nhà có phúc, mọi đường yên vui.

 

a) Em hãy nêu ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ trên. 

b) Theo em, quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình được thể hiện như thế nào trong các câu ca dao, tục ngữ trên?

Lời giải:

a) 

- “Chị ngã em nâng” 

trước hết mang ý nghĩa tả thực. Khi chị ngã thì em sẽ là người đỡ chị dậy. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ muốn nói đến tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Khi một người gặp phải khó khăn, người còn lại sẽ không ngại giúp đỡ, bảo vệ.

-   “Anh em như thể tay chân 

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.”

Có nghĩa là anh em phải yêu thương, đùm bọc, san sẻ với nhau. Rách và lành là hai từ tượng trưng cho hai hoàn cảnh sống khác nhau. Rách muốn nói đến cuộc sống khó khăn, nghèo khổ, còn lành là cuộc sống đủ đầy sung túc.

- “Khôn ngoan đối đáp người ngoài 

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

 

Giảng giải đạo lý giữa người với người ở trên đời. Anh em một nhà thương yêu, giúp đỡ nhau còn không kịp chứ hãm hại và ghét bỏ nhau để làm gì. Người xưa vẫn nói “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, người trong nhà nên yêu thương và đoàn kết. Anh chị em do một mẹ sinh ra đều mang một sợi dây liên kết gọi là “huyết thống”. Việc chăm sóc và che chở nhau là trách nhiệm của mỗi thành viên.

- “Anh em trên kính dưới nhường 

Là nhà có phúc, mọi đường yên vui.”

Là nhà có phúc mọi đường yên vui. Ý nghĩa của câu này là anh em trong nhà mà yêu thương nhường nhịn lẫn nhau thì trong nhà sẽ luôn yên vui và êm ấm. Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.

b)

Anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Đánh giá

0

0 đánh giá