Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 138 Bài 22: Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo

312

Với giải Câu hỏi trang 138 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trong Bài 22: Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 10. Mời các bạn đón xem: 

Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 138 Bài 22: Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo

Câu hỏi 2 trang 138 Vật lí 10: a) Với dụng cụ là một lò xo thẳng, đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để khảo sát tính chất biến dạng của lò xo.

b) Dự đoán về hiện tượng xảy ra nếu ta tiếp tục tăng độ lớn của lực để kéo dãn hai đầu lò xo (có thể dùng máy).

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Lời giải:

a) Dùng một lực nhẹ từ tay kéo lò xo, quan sát. Sau đó dùng một lực mạnh hơn kéo vào lò xo, quan sát. Tương tự như vậy, dùng một lực nén lò xo lại, dùng lực mạnh hơn nén lò xo, quan sát.

b) Nếu ta tiếp tục tăng độ lớn của lực để kéo dãn hai đầu lò xo thì độ dãn của lò xo tăng, nếu lực quá mạnh thì lò xo bị đứt gãy.

Câu hỏi 3 trang 138 Vật lí 10Quan sát Hình 22.6, nhận xét sơ lược về tính chất của lò xo khi tăng lực tác dụng. Khi lò xo còn đang biến dạng đàn hồi, đưa ra dự đoán về mối quan hệ giữa độ dãn của lò xo và lực tác dụng.

 Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ và đưa ra nhận xét.

Lời giải:

Nhận xét: Khi xuất hiện ngoại lực tác dụng, lò xo sẽ bị biến dạng. Khi độ dãn của lò xo không quá lớn, ở hai đầu lò xo xuất hiện lực đàn hồi ngược chiều biến dạng. Khi ngoại lực tác dụng lên lò xo có độ lớn tăng dần thì độ dãn của lò xo cũng tăng. Lực tác dụng tiếp tục tăng lên đến một thời điểm nào đó thì lò xo không còn dãn nữa mà bị đút gãy.

=> Mối quan hệ về độ dãn và lực tác dụng: Lực tác dụng càng lớn (đến một giá trị giới hạn) thì độ dãn càng lớn và ngược lại.

Đánh giá

0

0 đánh giá