SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo trang 58

396

Lời giải bài tập Sinh học 10 Bài 19: Quá trình phân bào trang 58 trong Sinh học 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 Bài 19: Quá trình phân bào từ đó học tốt môn Sinh học 10.

Giải bài tập Sinh học 10 Bài 19: Quá trình phân bào trang 58

Bài 19.20 trang 58 sách bài tập Sinh học 10: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về điểm giống nhau giữa quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật?

(1) Chúng đều diễn ra các giai đoạn tương tự nhau.

(2) Ở kì cuối, tế bào có sự co thắt tế bào chất ở giữa chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.

(3) Từ một tế bào mẹ, tạo thành hai tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ.

(4) Quá trình nguyên phân diễn ra ở tất cả các loại tế bào trong cơ thể động vật và thực vật.

(5) Nhờ nguyên phân mà cơ thể sinh vật lớn lên được.

(6) Ở kì cuối, tế bào không có co thắt ở giữa tế bào chất mà hình thành một vách ngăn chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.

A. (1), (2), (3), (4), (5).

B. (1), (3), (5).

C. (1), (2), (3), (5), (6).

D. (1), (2), (3), (4), (5), (6).

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các phát biểu đúng khi nói về điểm giống nhau giữa quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật là: (1), (3), (5).

(2), (6) Sai. Ở kì cuối, ở động vật, tế bào chất phân chia bằng cách hình thành eo thắt; ở thực vật, tế bào chất phân chia bằng cách hình thành vách ngăn.

(4) Sai. Quá trình nguyên phân không diễn ra ở tế bào sinh dục chín.

Bài 19.21 trang 58 sách bài tập Sinh học 10: Nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân.

Lời giải:

Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:

- Đảm bảo ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ tế bào.

- Giúp cơ thể đa bào sinh trưởng, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương.

- Là cơ chế sinh sản ở các loài sinh sản vô tính.

Bài 19.22 trang 58 sách bài tập Sinh học 10: Nguyên phân là nền tảng, là cơ sở khoa học ứng dụng của kĩ thuật nào trong thực tiễn?

Lời giải:

Nguyên phân là nền tảng, là cơ sở khoa học ứng dụng của các kĩ thuật: giâm cành, chiết cành, ghép cành, nuôi cấy mô tế bào, nhân bản vô tính vào thực tiễn.

Bài 19.23 trang 58 sách bài tập Sinh học 10: Tại sao các nhiễm sắc thể kép lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử nhưng sau khi phân chia xong, nhiễm sắc thể đơn lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh?

Lời giải:

- Các nhiễm sắc thể xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ di chuyển trong quá trình phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn.

- Sau khi phân chia xong, nhiễm sắc thể tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh giúp thực hiện việc nhân đôi DNA, tổng hợp RNA và các protein, chuẩn bị cho chu kì sau.

Bài 19.24 trang 58 sách bài tập Sinh học 10: Tại sao nói giảm phân II và nguyên phân có bản chất giống nhau?

Lời giải:

Nói giảm phân II có bản chất giống nguyên phân vì:

- Giảm phân II về cơ bản cũng giống như nguyên phân, đều bao gồm các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. Diễn biến hoạt động của nhiễm sắc thể cơ bản cũng giống nhau: nhiễm sắc thể co xoắn, tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động, mỗi nhiễm sắc thể đơn di chuyển về một cực của tế bào.

- So với nguyên phân, giảm phân II có một số đặc điểm khác biệt: nhiễm sắc thể không nhân đôi, 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).

Bài 19.25 trang 58 sách bài tập Sinh học 10: Trình bày ý nghĩa của việc các nhiễm sắc thể tương đồng bắt cặp với nhau?

Lời giải:

Hiện tượng các nhiễm sắc thể tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa:

- Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng bắt đôi với nhau suốt theo chiều dọc có thể diễn ra tiếp hợp trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em. Sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đưa đến sự hoán vị của các gene tương ứng, do đó tạo ra sự tái tổ hợp của các gene không tương ứng. Đó chính là cơ sở tạo nên các giao tử khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.

- Ngoài ra, sự bắt cặp tương đồng của các nhiễm sắc thể cũng giúp các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng có thể xếp thành 2 hàng song song ở kì giữa I, đảm bảo sự phân li chính xác mỗi chiếc trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng đi về 1 cực của tế bào ở kì sau I.

Bài 19.26 trang 58 sách bài tập Sinh học 10: Ở ruồi giấm, có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Một tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp 4 lần. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để hình thành bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn cho quá trình phân bào này.

Lời giải:

2n = 8; k = 4 → Số nhiễm sắc thể đơn do môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu trong quá trình phân bào nguyên phân là: 2n×(2k1)=8×(241)=120.

Bài 19.27 trang 58 sách bài tập Sinh học 10: Lấy 50 tế bào soma từ một cây mầm cho nguyên phân liên tiếp nhiều lần thì nhận thấy nhiễm sắc thể do môi trường cung cấp là 16800 nhiễm sắc thể, trong đó có 14400 nhiễm sắc thể tạo thành từ nguyên liệu mới hoàn toàn.

a) Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài.

b) Tính số lần nguyên phân của mỗi tế bào.

Lời giải:

Có 50 tế bào tiến hành nguyên phân k lần.

a) Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài:

Nhiễm sắc thể do môi trường cung cấp là 16800 nhiễm sắc thể → 50×2n×(2k1)=16800 (1)

Nhiễm sắc thể do môi trường cung cấp từ nguyên liệu mới hoàn toàn là 14400 → 50×2n×(2k2)=14400 (2)

Lấy (1) – (2) ta có: 50×2n=24002n=48

b) Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào:

Thay 2n = 48 vào (1) ta có: 50×48×(2k1)=16800k=3.

Bài 19.28 trang 58 sách bài tập Sinh học 10: Một tế bào trứng của một loài thụ tinh với sự tham gia của 1048576 tinh trùng, số tế bào sinh tinh chứa tổng cộng 3145728 nhiễm sắc thể.

a) Tìm bộ nhiễm sắc thể 2n của loài.

b) Tính số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân tạo tinh trùng.

Lời giải:

a) Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài:

Một tế bào sinh tinh qua giảm phân tạo ra được 4 tinh trùng → Số tế bào sinh tinh tham gia là: 1048576 : 4 = 262144.

Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài: 3145728 : 262144 = 12.

b) Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân tạo tinh trùng:

262144×12=3145728

Bài 19.29 trang 58 sách bài tập Sinh học 10: Ở một loài cá, số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 28. Tổng số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng là 64. Cho rằng mỗi loại tế bào này được sinh ra từ một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái.

a) Tính số tinh trùng và trứng được hình thành từ các tế bào trên.

b) Xác định số lượng nhiễm sắc thể trong số tinh trùng và trứng.

Lời giải:

a) Xác định số tinh trùng và trứng được hình thành từ các tế bào trên:

- Gọi số tế bào sinh tinh là x và số tế bào sinh trứng là y → x + y = 64. Mà mỗi loại tế bào này được sinh ra từ một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái nên x và y đều là lũy thừa của 2. → x = 32 và y = 32.

- Mỗi tế bào sinh tinh qua giảm phân tạo được 4 tinh trùng → Số tinh trùng được hình thành là: x × 4 = 32 × 4 = 128.

- Mỗi tế bào sinh trứng qua giảm phân tạo được 1 trứng → Số trứng được hình thành là: y = 32.

b) Xác định số lượng nhiễm sắc thể trong số tinh trùng và trứng:

- Mỗi trứng hay mỗi tinh trùng đều chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội n = 28 : 2 = 14.

- Số lượng nhiễm sắc thể trong số tinh trùng là: 14 × 128 = 1792.

- Số lượng nhiễm sắc thể trong số trứng là: 14 × 32 = 448.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài tập trang 56 sách bài tập Sinh học 10

Bài tập trang 57 sách bài tập Sinh học 10

Bài tập trang 59 sách bài tập Sinh học 10

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá