SBT Sinh học 10 trang 28 Kết nối tri thức

340

Với Giải SBT Sinh học 10 trang 28 trong Chương 2: Cấu trúc tế bào Sách bài tập Sinh học 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Sinh học 10 trang 28.

Giải SBT Sinh học 10 trang 28

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 7 trang 28: Trong các phát biểu về đặc trưng của các riboxom liên kết ở tế bào nhân thực dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(I) Các ribosome liên kết có màng riêng bao bọc.

(II) Ribosome  liên kết có cấu trúc khác với ribosome tự do

(III) Ribosome liên kết chỉ tổng hợp protein màng và protein tiết

(IV) Ribosome liên kết thường bám chặt vào mặt trong của màng tế bào.

A. 1                 B. 2               C. 3                 D. 4

Lời giải chi tiết:

⇒ Chọn đáp án A (ý số III đúng)

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 8 trang 28: Từ kiến thức đã học, em hãy vẽ sơ đồ tư duy để phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; tế bào động vật và tế bào thực vật.

Phương pháp giải:

Nắm được cấu trúc của tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào động vật, tế bào thực vật

Lời giải chi tiết:

Cấu trúc tế bào nhân sơ

Cấu trúc tế bào nhân thực:

Cấu trúc tế bào thực vật:

Cấu trúc tế bào động vật:

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 9 trang 28: Chú thích tên các thành phần và hoàn thành bảng chức năng tương ứng của các thành phần cấu trúc tế bào thực vật theo mẫu đã cho dưới đây:

Lời giải chi tiết:

Tên thành phần Cấu trúc  Chức năng
1 Màng nhân Màng nhân duy trì sự tách biệt giữa nhân tế bào
2 Lưới nội chất hạt Là nơi tổng hợp protein
3 Riboxom Tham gia tổng hợp protein
4 Lưới nội chất trơn Tổng hợp nhiều loại lipid, chuyển hoá đường, khử độc
5 Peroxisome Phân giải H2 O2 và chuyển hoá lipid
6 Thành tế bào Duy trì hình dạng cho tế bào
7 Lạp thể Tổng hợp ATP cung cấp cho tổng hợp chất hữu cơ
8 Hạch nhân Tổng hợp ARN ribosom rARN, giúp việc tạo ribosom, có vai trò quan trọng trong những tế bào sản xuất ra nhiều protein
9 Tế bào chất Là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào
10 Bộ máy Golgi Chế biến, lắp ráp, đóng gói, phân phối sản phẩm
11 Khung xương tế bào Duy trì hình dạng của tế bào, là nơi neo đậu của các bào quan, tham gia vận chuyển trong tế bào chất
12 Chất nhiễm sắc Đóng gói các phân tử DNA thành hình dạng nhỏ gọn, đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố DNA trong quá trình phân chia tế bào, điều chỉnh sự biểu hiện gen và sao chép DNA
13 Vách tế bào Tạo cấu trúc hỗ trợ và bảo vệ tế bào
14 Màng sinh chất Ngăn cách tế bào chất với môi trường bên ngoài; có tính thấm chọn lọc; tiếp nhận thông tin từ môi trường và truyền tín hiệu vào trong tế bào; quy định hình dạng tế bào phù hợp với chức năng
15 Lysosome Phân giải H2 O2 và chuyển hoá lipid
16 Vách tế bào của tế bào lân cận Ngăn chặn sự giãn nở quá mức của vách tế bào bên cạnh
17 Trung thể Là nơi tổng hợp thoi phân bào trong quá trình phân bào

 

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 10 trang 28: Bằng trí nhớ, hãy vẽ hai loại tế bào thể hiện các cấu trúc dưới đây và vẽ các mối nối giữa hai tế bào cùng loại.

Nhân, lưới nội chất hạt, lưới nội chất trơn, ti thể, trung thể, lục lạp, không bào, vi ống, thành tế bào, chất nền ngoại bào, vi sợi, bộ máy Golgi, sợi trung gian, màng tế bào, peroxysome, ribosome, nhân con, lỗ màng nhân, túi, lông roi, vi nhung, sợi liên bào.

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 11 trang 28: Nếu thành tế bào thực vật hoặc chất nền ngoại bào của động vật không cho các chất đi qua thì hiện tượng đó sẽ tác động như thế nào đến chức năng của tế bào?

Phương pháp giải:

Nắm được chức năng của thành tế bào thực vật hoặc chất nền ngoại bào của động vật. 

Lời giải chi tiết:

Thành tế bào thực vật có vai trò bảo vệ tế bào, xác định hình dạng kích thước của tế bào; bảo vệ các thành phần bên trong của tế bào. Chất nền ngoại bào của động vật được cấu tạo chủ yếu từ các loại sợi glicôprôtêin có nhiệm vụ giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin

Khi thành tế bào thực vật hoặc chất nền ngoại bào của động vật không cho các chất đi qua thì tế bào sẽ không được tiếp nhận thông tin dẫn đến không phản ứng kịp các tác động từ bên ngoài.

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 12 trang 28: Hãy tìm hiểu và mô tả thí nghiệm chứng minh màng sinh chất có tính khảm động.

Phương pháp giải:

* Cấu trúc khảm của màng tế bào.

- Màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép photpholipit và các phân tử protein xuyên màng hoặc trên màng(MSC là màng khảm động).

+ Các phân tử photpholipit tạo thành lớp kép xếp theo kiểu đầu ưu nước quay ra ngoài và đầu kị nước quay vào trong.

+ Các Protein phân bố đa dạng và linh hoạt trong lớp kép photpholipit để thực hiện các chức năng sinh học như: protein kênh vận chuyển, protein thụ thể…

+ Bên ngoài MSC gluxit liên kết với prôtêin Glicoprotein - là “dấu chuẩn” giúp các tế bào nhận biết nhau, làcác thụ quan giúp tế bào thu nhận thông tin.

- Ở động vật MSC còn có các phân tử côlestêrôn (một dạng Lipit) làm tăng độ ổn định của màng sinh chất.

* Cấu trúc động:

- Các phân tử photpholipit và các phân tử protein của MSC có thể chuyển động lắc ngang hoặc xoay tròn tại chỗ tạo tính mềm dẻo, linh động của MSC.

- Tính động của MSC phụ thuộc vào cấu trúc của MSC và phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

Lời giải chi tiết:

Mô tả thí nghiệm chứng minh màng sinh chất có tính khảm động:

Lai tế bào hồng cầu chuột với tế bào hồng cầu của người. Trên MSC mỗi loại tế bào này đề có những protein đặc trưng cho từng loại. Tế bào lai tạo ra nhận thấy các phân tử protein của người và chuột xen kẽ nhau trong MSC. => Chứng tỏ các protein trên màng MSC có tính khảm động.

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 13 trang 28: Hãy nêu và giải thích ít nhất hai điểm thích nghi cho phép sinh vật nhân sơ tồn tại trong các môi trường rất khắc nghiệt mà các sinh vật khác không thể sống được.

Xem thêm lời giải sách bài tập Sinh học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

SBT Sinh học 10 trang 27

SBT Sinh học 10 trang 29

Đánh giá

0

0 đánh giá