SBT Sinh học 10 trang 61 Kết nối tri thức

470

Với Giải SBT Sinh học 10 trang 61 trong Chương 5: Chu kì tế bào và phân bào Sách bài tập Sinh học 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Sinh học 10 trang 61.

Giải SBT Sinh học 10 trang 61

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 16 trang 61: Hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả cơ chế phát sinh bệnh ung thư.

Phương pháp giải:

Hiểu được cơ chế phát sinh bệnh ung thư

Lời giải chi tiết:

Các tế bào cơ thể người có phân chia hay không, phân chia nhiều hay ít đều chịu sự điều tiết bởi các tín hiệu điều hòa phân bào. Các tín hiệu điều hòa phân bào được chia thành hai loại: một loại kích thích và một loại kìm hãm tế bào phân chia. Nếu các tín hiệu kích thích phân bào được sản sinh quá nhiều trong khi tín hiệu kìm hãm phân bào lại sản sinh quá ít sẽ làm cho tế bào phân chia quá mức dẫn đến hình thành khối u. Khi khối u định vị ở một vị trí nhất định mà các tế bào của nó không phát tán đến các vị trí khác trong cơ thể thì được gọi là u lành tính. Nếu tế bào của khối u có thêm đột biến khiến chúng có thể tách khỏi vị trí ban đầu, di chuyển đến vị trí mới tạo nên nhiều khối u thì các khối u đó được gọi là u ác tính hay ung thư

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 17 trang 61: Hãy nêu các tác nhân gây ung thư và cách phòng tránh bệnh ung thư

Phương pháp giải:

Tác nhân gây ung thư bao gồm các tác nhân gây đột biến ở bên ngoài cơ thể và tác nhân bên trong cơ thể.

Lời giải chi tiết:

*Các tác nhân gây ung thư:

- Tác nhân gây đột biến ở môi trường bên ngoài cơ thể như khói thuốc lá, các độc tố của vi sinh vật có trong các thực phẩm bị mốc, tia tử ngoại, nhiều loại hóa chất như chất độc da cam, tia phóng xạ,...

- Tác nhân gây bên trong cơ thể như một số loại virus gây bệnh mãn tính (virus viêm gan B, virus gây viêm tử cung); các gốc tự do trong tế bào, sản phẩm của quá trình chuyển hóa và các chất độc hại mà cơ thể hấp thụ qua thức ăn hoặc từ các vi sinh vật sống kí sinh trong cơ thể.

*Cách phòng tránh bệnh ung thư

-Hạn chế tiếp xúc với các nguồn chứa tác nhân gây ung thư

-Tích cực rèn luyện thể dục thể thao

-Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kì để tầm soát phát hiện sớm khối u, chữa trị triệt để những bệnh viêm nhiễm mãn tính do virus và các loại vi sinh vật

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 18 trang 61: Các biện pháp chữa bệnh ung thư hiện nay là gì?

Lời giải chi tiết:

Các biện pháp chữa trị bệnh ung thư hiện nay bao gồm: phẫu thuật cắt bỏ khối u, chiếu xạ hoặc dùng hóa chất tiêu diệt các tế bào khối u, dùng tế bào gốc để hỗ trợ quá trình điều trị khối u, sử dụng liệu pháp miễn dịch tăng cường khả năng để kháng cùng một số biện pháp khác.

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 19 trang 61: Tại sao các khối u thường tiêu thụ nhiều glucose hơn các mô bình thường?

Phương pháp giải:

Nắm được cơ chế hoạt động của các khối u

Lời giải chi tiết:

Các khối u tiêu thụ nhiều glucose hơn các mô bình thường bởi mức độ trao đổi chất bất thường của chúng, vì vậy trên thực tế đường chính là 'thức ăn' của các tế bào ung thư và là thứ giúp căn bệnh này phát triển.

Điều này giúp lý giải tại sao những người thường xuyên uống đồ uống ngọt lại có khả năng mắc ung thư cao hơn những người khác đường tạo ra một môi trường axit trong cơ thể giúp các khối u lớn mạnh. Nó cũng gây ra sự viêm nhiễm trong cơ thể con người.

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 20 trang 61: Khi các nhà khoa học nuôi cấy tế bào sợi bình thường của người trong đĩa Petri trong môi trường nhân tạo thì các tế bào phân chia thành một lớp tế bào cho tới khi phủ kín toàn bộ bề mặt đĩa petri thì dừng phân bào. Trong khi đó, nếu nuôi cấy các tế bào bị ung thư thì chúng phân chia thành nhiều lớp chồng lên nhau. Từ kết quả nghiên cứu, họ rút ra kết luận là tế bào bình thường có các thụ thể giúp chúng nhận biết được sự có mặt của tế bào nằm sát bên và khi cảm thấy không còn không gian trống xung quanh thì chúng dừng phân chia tế bào. Nếu giả thuyết này là đúng thì theo em, tế bào ung thư bị đột biến gene làm hỏng bộ phận nào của tế bào? Làm thế nào có thể kiểm chứng được giả thuyết của em?

Phương pháp giải:

Khi khối u xuất hiện từ một tế bào bị đột biến nhiều lần, làm rối loạn cơ chế điều hòa phân bào, khiến tế bào phân chia không kiểm soát tạo nên khối u ác tính.

Lời giải chi tiết:

Các tế bào ung thư khi bị hỏng cơ chế tiếp xúc nên số lượng tế bào đông đúc vẫn không ức chế sự phân bào. Khi đó tế bào vẫn phân chia tạo thành nhiều lớp chồng lên nhau trong khi các tế bào bình thường chỉ phân chia cho tới khi chúng chiếm hết diện tích bề mặt và dừng lại khi tiếp xúc trực tiếp với các tế bào bên cạnh.

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 21 trang 61: Sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng trong kì đầu và kì giữa của giảm phân I có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng xảy ra ở kì đầu và kì giữa của giảm phân 1

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo ở kì đầu và kì giữa của giảm phân I:

Sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân tạo ra các giao tử có vật chất di truyền khác nhau, các giao tử kết hợp với nhau tạo các hợp tử có kiểu gen khác nhau. Như vậy sự trao đổi chéo ở kì đầu và kì giữa của giảm phân I  góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 22 trang 61: Các tế bào của cơ thể ong đực đều là đơn bội (n). Theo em, ở ong đực có xảy ra giảm phân hình thành nên các tinh trùng không? Giải thích

Lời giải chi tiết:

Trinh sản tạo nên những cá thể đơn bội hoặc lưỡng bội phụ thuộc vào trạng thái di truyền của trứng khi sự phát triển của phôi bắt đầu. Do đó có thể chia trinh sản làm hai loại:

  • Trinh sinh đơn bội: Trong các trường hợp nhân của trứng trải qua các lần phân chia giảm nhiễm bình thường và nhân nguyên cái có cấu tạo đơn bội sẽ tạo nên các cơ thể đơn bội.

  • Trinh sinh lưỡng bội: Trong trường hợp mà nhân của trứng và của cơ thể TS có cơ cấu lưỡng bội. Động vật được sinh ra bằng trinh sản bao giờ cũng là cá thể cái và nếu lưỡng bội thì chúng giống hệt bố mẹ.

Ong đực chính là kết quả của sự trinh sinh đơn bội.

SBT Sinh học 10 Câu hỏi 24 trang 61: Khi DNA của tế bào bị tổn thương sẽ tạo ra tín hiệu làm hoạt hoá protein p53. Protein này hoạt động dẫn đến làm ngưng chu kì tế bào để các enzyme có thể tiến hành sửa chữa những sai sót trong DNA rồi mới cho tế bào đi tiếp sáng giai đoạn sau của chu kì tế bào. Nếu các sai sót không thể sửa chữa được, protein p53 sẽ kích hoạt tế bào tự chết theo chương trình. Điều gì sẽ xảy ra nếu tế bào bị đột biến gen p53 khiến không tạo ra hoặc tạo ra protein p53 không có hoạt tính?

Phương pháp giải:

Gen p53 tạo ra protein có khả năng nhận biết được những sai sót trong quá trình nhân đôi DNA và kích hoạt quá trình dừng chu kì tế bào để sửa sai. Nếu sai sót quá nhiều, vượt quá khả năng sửa chữa của tế bào thì protein này lại kích hoạt tế bào tự chết theo chương trình. 

Lời giải chi tiết:

Protein do gen p53 tạo ra có chức năng đóng mở các gene liên quan đến các quá trình sửa sai và quá trình chết theo chương trình của tế bào. Protein p53 bất hoạt hoặc bị thay đổi chức năng dẫn đến các tế bào có ADN bất thường tiếp tục sống sót và phân chia. TP53Các đột biến được di truyền cho các tế bào con, làm tăng nguy cơ sao chép DNA bất thường và hậu quả là sự chuyển dạng thành tế bào ung thư. TP53 bị khiếm khuyết trong nhiều bệnh ung thư ở người.

Xem thêm lời giải sách bài tập Sinh học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

SBT Sinh học 10 trang 57

SBT Sinh học 10 trang 58

SBT Sinh học 10 trang 59

SBT Sinh học 10 trang 60

 

Đánh giá

0

0 đánh giá