Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 88 Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học

435

Với giải Câu hỏi trang 88 SGK Hoá học10 Kết nối tri thức Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 88 Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học

Câu hỏi 7 trang 88 Hóa học 10: a) Cho biết năng lượng liên kết trong các phân tử O2, N2, và NO lần lượt là 494 kJ/mol, 945 kJ/mol và 607 kJ/mol. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng:

N2(g) + O2(g) → 2NO(g)

b) Giải thích vì sao nitrogen chỉ phản ứng với oxygen ở nhiệt độ cao hoặc khi có tia lửa điện.

Lời giải:

a) ΔrH298o=[Eb(NN).1+Eb(O=O).1]Eb(NO).2

= [945.1 + 494.1] – 607.2 = 225 (kJ)

b) ΔrH298o = 225 kJ tức là 1 mol N2 (g) phản ứng với 1 mol O2 (g) cần cung cấp 225kJ.

⇒ Nitrogen chỉ phản ứng với oxygen ở nhiệt độ cao hoặc khi có tia lửa điện.

Câu hỏi 8 trang 88 Hóa học 10: Từ số liệu năng lượng liên kết ở Bảng 12.2, hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy butane theo năng lượng liên kết, biết sản phẩm phản ứng đều ở thể khí.

Lời giải:

Phương trình hóa học:

C4H10 (g) + 132O2gto 4CO2 (g) + 5H2O (g)

Hay

 (ảnh 1)

Eb(cd)= 3.EbC  C + 10.EbC  H + 132.EbO = O = 3.346 + 10.418 + 6,5.494 = 8429 kJ

bE(sp) = 8.Eb (C = O) + 10.Eb (O – H) = 8.732 + 10.459 = 10 446 kJ

Biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy butane là:

ΔrH298o=Eb(cd)Eb(sp) = -2017(kJ).

Em có thể trang 88 Hóa học 10: Nhận biết được một phản ứng là toả nhiệt hay thu nhiệt.

Tính được biến thiên enthalpy của một số phản ứng khi biết nhiệt tạo thành hoặc năng lượng liên kết của các chất.

Lời giải:

ΔrH298o > 0 ⇒ Phản ứng thu nhiệt.

ΔrH298o < 0 ⇒ Phản ứng tỏa nhiệt.

ΔrH298o=ΔfH298o(sp)ΔfH298o(cd)

Đánh giá

0

0 đánh giá