Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều Bài 9: Sáng tạo nghệ thuật

1.7 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 9: Sáng tạo nghệ thuật Cánh diều gồm đầy đủ các phần Chia sẻ và đọc, Viết, Đọc, Nói và nghe, Tự đọc sách báo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 3 Bài 9: Sáng tạo nghệ thuật

Tiếng Việt lớp 3 trang 104, 105 Tiếng đàn

Chia sẻ

Tiếng Việt lớp 3 trang 104, 105 Câu 1: Nói tên hoạt động nghệ thuật ở mỗi hình sau:

Biểu diễn xiếc, múa sạp, tạc tượng, hát, vẽ, diễn kịch, đánh đàn 

Tiếng đàn trang 104, 105 SGK Tiếng Việt 3 Tập 1 - Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.  

Lời giải:

Hình 1: vẽ.

Hình 2: diễn kịch.

Hình 3: hát.

Hình 4: đánh đàn.

Hình 5: biểu diễn xiếc.

Hình 6: tạc tượng.

Hình 7: múa sạp. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 104, 105 Câu 2: Kể tên một số hoạt động nghệ thuật khác mà em biết. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết của mình và trả lời câu hỏi. 

Lời giải:

Một số hoạt động nghệ thuật khác mà em biết là: nhảy, múa đương đại, nhạc kịch, hài kịch, đóng phim. 

Bài đọc

Tiếng đàn

Thủy nhận cây đàn vi ô lông, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc. Sau đó, em bước vào phòng thi. Ánh đèn hắt lên khuôn mặt trắng trẻo của em. Em nâng đàn đặt lên vai. Khi ắc sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn thì như có phép lạ, những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng. Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động. 

Tiếng đàn trang 104, 105 SGK Tiếng Việt 3 Tập 1 - Cánh diều (ảnh 2)

Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp. 

Theo LƯU QUANG VŨ

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 104, 105 Câu 1: Tiếng đàn của Thủy được miêu tả như thế nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.  

Lời giải:

Tiếng đàn của Thủy được miêu tả là: những âm thanh trong trẻo vút bay.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 104, 105 Câu 2: Những hình ảnh nào thể hiện sự xúc động và say mê của Thủy khi chơi đàn? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải:

Những hình ảnh thể hiện sự xúc động và say mê của Thủy khi chơi đàn là: Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 104, 105 Câu 3: Tìm những hình ảnh thanh bình bên ngoài phòng thi trong lúc Thủy chơi đàn.  

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để tìm những hình ảnh thanh bình bên ngoài phòng thi lúc Thủy chơi đàn.  

Lời giải:

Những hình ảnh thanh bình bên ngoài phòng thi trong lúc Thủy chơi đàn là:

- Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi.

- Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa.

- Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá.

- Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ.

- Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp. 

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 104, 105 Câu 1: Những gì được so sánh với nhau trong câu văn sau?

Những âm thanh trong trẻo vút bay lên như một phép lạ. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.   

Lời giải:

Những âm thanh trong trẻo vút bay lên như một phép lạ.

=> Những âm thanh trong trẻo được so sánh với phép lạ. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 104, 105 Câu 2: Những âm thanh nào được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn sau? Chúng được so sánh về đặc điểm gì?

a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

HỒ CHÍ MINH

b) Tiếng dế nỉ non như một khúc nhạc đồng quê.

TRỌNG PHÚC

c) Tiếng mưa rơi trên mái tôn ầm ầm như tiếng trống gõ. 

NAM HƯƠNG

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học và hoàn thành bài tập. 

Lời giải:

a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

HỒ CHÍ MINH

=> Tiếng suối được so sánh với tiếng hát xa. So sánh về đặc điểm: Trong

b) Tiếng dế nỉ non như một khúc nhạc đồng quê.

TRỌNG PHÚC

=> Tiếng dế được so sánh với khúc nhạc đồng quê. So sánh về đặc điểm: Nỉ non

c) Tiếng mưa rơi trên mái tôn ầm ầm như tiếng trống gõ. 

NAM HƯƠNG

=> Tiếng mưa được so sánh với tiếng trống gõ. So sánh về đặc điểm: ầm ầm

Tiếng Việt lớp 3 trang 104, 105 Câu 3: Chọn từ ngữ phù hợp để hoàn thành các câu thơ, câu văn sau:

Dòng suối, tiếng mẹ, trăm vạn tiếng quân reo

a) Đường xa em đi về

Có chim reo trong lá

Có nước chảy dưới khe

Thì thào như _

HOÀNG MINH CHÍNH

b) Tiếng ve như _

Reo hoài chẳng nghỉ ngơi.

LÊ MINH QUỐC

c) Cách xa nửa ngày đường đã nghe tiếng nước réo, tưởng như _ giữa núi rừng trùng điệp. 

THIÊN LƯƠNG

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.   

Lời giải:

a) Đường xa em đi về

Có chim reo trong lá 

Có nước chảy dưới khe

Thì thào như tiếng mẹ

HOÀNG MINH CHÍNH

b) Tiếng ve như dòng suối

Reo hoài chẳng nghỉ ngơi.

LÊ MINH QUỐC

c) Cách xa nửa ngày đường đã nghe tiếng nước réo, tưởng như trăm vạn tiếng quân reo giữa núi rừng trùng điệp.

Tiếng Việt lớp 3 trang 106 Đọc sách báo về nghệ thuật

Bài tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 106 Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về nghệ thuật.

- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nghệ thuật. 

Phương pháp giải:

Em tìm hiểu ở sách, báo, tạp chí về những câu chuyện, bài thơ để hoàn thành bài tập. 

Lời giải:

Em chủ động hoàn thành bài tập. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 106 Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:

- Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn câu thơ em thích).

- Cảm nghĩ của em. 

Phương pháp giải:

Em lựa chọn bài đọc mà em ấn tượng ở câu 1 sau đó liên hệ bản thân để nói lên cảm nghĩ của mình.  

Lời giải:

Em chủ động hoàn thành bài tập. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 107 Ôn chữ viết hoa: M, N

Đề bài

Ôn chữ viết hoa: M, N

Tiếng Việt lớp 3 trang 107 Câu 1: Viết tên riêng: Mũi Né 

Lời giải:

Em thực hiện viết bài vào vở.

Tiếng Việt lớp 3 trang 107 Câu 1: Viết câu:

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Ca dao

Lời giải:

Em thực hiện viết bài vào vở.

Chú ý:

- Viết đúng chính tả.

- Viết hoa các chữ cái đầu dòng, viết hoa tên riêng. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 107 Đàn cá heo và bản nhạc

Bài tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 107 Câu 1: Nghe và kể lại câu chuyện: 

ĐÀN CÁ HEO VÀ BẢN NHẠC

Theo tạp chí Xpút-nhích

Đàn cá heo và bản nhạc trang 107 SGK Tiếng Việt 3 Tập 1 - Cánh diều (ảnh 1)

Gợi ý:

a) Đàn cá heo gặp nguy hiểm như thế nào?

b) Tàu phá băng gặp khó khăn gì khi làm nhiệm vụ cứu đàn cá?

c) Anh thủy thủ đã nghĩ ra cách gì để đàn cá bơi theo tàu?

d) Kết quả câu chuyện thế nào? 

Lời giải:

Em nghe cô giáo kể chuyện và dựa vào gợi ý để kể lại câu chuyện.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 107 Câu 2: Thảo luận:

a) Điều gì đã thu hút đàn cá heo bơi theo tàu, thoát khỏi vùng biển băng giá?

b) Khi nghe hoặc hát một bài hát, em cảm thấy thế nào?

c) Âm nhạc và nghệ thuật nói chung giúp ích gì cho em? Chọn ý em thích:

- Đem lại cho em niềm vui.

- Giúp em thể hiện được tình cảm, cảm xúc của mình.

- Giúp em có thêm hiểu biết về thiên nhiên và con người. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào câu chuyện đã được nghe để thảo luận, trao đổi cùng các bạn.  

Lời giải:

Em cùng các bạn thảo luận, trao đổi.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 108 Ông lão nhân hậu

Bài đọc

Ông lão nhân hậu

Ông lão nhân hậu trang 108 SGK Tiếng Việt 3 Tập 1 - Cánh diều  (ảnh 1)

Có một cô bé đăng kí tham gia đội đồng ca thành phố những không được nhận. Cô bé rất buồn, ngồi khóc một mình trong công viên. Cô tự hỏi: “Tại sao mình không được nhận? Chẳng lẽ mình hát tồi thế sao?”. Rồi cô hát khe khẽ, hết bài này đến bài khác. Bỗng có ai đó khen: “Cháu hát hay quá!”.

Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô là một ông cụ tóc bạc. Ông cụ nói xong thì đứng dậy, chậm rãi bước đi.

Hôm sau, khi đến công viên, cô bé đã thấy ông cụ ngồi ở chiếc ghế hôm trước, mỉm cười chào cô. Cô bé lại hát. Ông cụ chăm chú lắng nghe rồi vỗ tay, nói: “Cảm ơn cháu bé. Cháu hát hay lắm!”.

Nhiều năm trôi qua. Cô bé đã trở thành ca sĩ nổi tiếng. Một hôm, cô trở lại công viên tìm cụ già nhưng chỉ thấy chiếc ghế trống không. Bác bảo vệ ở công viên nói với cô: “Ông cụ mới mất. Cụ bị điếc hơn 20 năm rồi.”.

Cô gái sững người. Thì ra, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người từ lâu đã không còn nghe được nữa. 

Theo HOÀNG PHƯƠNG

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 108 Câu 1: Vì sao cô bé buồn, ngồi khóc một mình? 

Phương pháp giải:

Em đọc từ “Có một cô bé” đến “trong công viên”. 

Lời giải:

Cô bé buồn, ngồi khóc một mình vì cô bé đăng kí tham gia đội đồng ca thành phố nhưng không được nhận.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 108 Câu 2: Ai đã khen cô bé? 

Phương pháp giải:

Em đọc từ “Cô tự hỏi” đến “chậm rãi bước đi”. 

Lời giải:

Một ông cụ tóc bạc đã khen cô bé.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 108 Câu 3: Vì sao cô bé sững người khi nghe bác bảo vệ nói về ông cụ? 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn cuối cùng của bài đọc.  

Lời giải:

Cô bé sững người khi nghe bác bảo vệ nói về ông cụ vì giờ cô mới nhận ra rằng cụ già vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người từ lâu đã không còn nghe được nữa, đã bị điếc hơn 20 năm.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 108 Câu 4: Theo em, sự động viên của ông cụ có tác dụng gì đối với cô bé? 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và nói lên cảm xúc của mình.  

Lời giải:

Theo em, sự động viên của ông cụ đã trở thành động lực để cô bé phấn đấu trở thành một ca sĩ.  

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 108 Câu 1: Tìm trong bài đọc một câu thể hiện cảm xúc của nhân vật (câu cảm).  

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để hoàn thành bài tập.  

Lời giải:

Một câu thể hiện cảm xúc của nhân vật (câu cảm) trong bài đọc là:

- Cháu hát hay quá!

- Cháu hát hay lắm! 

Tiếng Việt lớp 3 trang 108 Câu 2: Đặt một câu cảm để bộc lộ cảm xúc của em về câu chuyện Ông lão nhân hậu hoặc các nhân vật trong câu chuyện.  

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và đặt câu thể hiện cảm xúc của mình. 

Lời giải:

Đặt một câu cảm để bộc lộ cảm xúc của em về câu chuyện Ông lão nhân hậu hoặc các nhân vật trong câu chuyện.

- Câu chuyện Ông lão nhân hậu rất hay và cảm động!

- Ông lão trong câu chuyện thật tốt bụng!

Tiếng Việt lớp 3 trang 109 Em yêu nghệ thuật

Bài tập

 Chọn 1 trong 2 đề sau:

EM YÊU NGHỆ THUẬT

Tiếng Việt lớp 3 trang 109 Câu 1: Em hãy hoàn thành thông báo dưới đây (viết vào vở):

Em yêu nghệ thuật trang 109 SGK Tiếng Việt 3 Tập 1 - Cánh diều   (ảnh 1)

Lời giải:

Em tự liên hệ bản thành và hoàn thành bài tập.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 109 Câu 2: Viết đoạn văn kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật (hoặc chiếu phim).

Gợi ý:

- Em được xem gì (múa rối, xiếc, ca nhạc, kịch, phim,...)?

- Em xem ở đâu (ở rạp, ở sân trường, ở trên ti vi,...)?

- Em xem cùng với ai?

- Điều gì trong buổi diễn (hoặc bộ phim) đó khiến em thích hoặc nhớ nhất? 

Em yêu nghệ thuật trang 109 SGK Tiếng Việt 3 Tập 1 - Cánh diều   (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập. 

Lời giải:

Bài tham khảo 1:

Hôm qua, nhân dịp cuối tuần, em được bố mẹ dẫn đi xem ca nhạc ở nhà văn hóa thành phố. Ngay khi mọi người ổn định chỗ ngồi, thì chương trình liền bắt đầu diễn ra. Đầu tiên, hai cô chú dẫn chương trình gửi đến khán giả lời chào thân mật rồi mới giới thiệu chương trình. Các tiết mục vô cùng đa dạng và phong phú. Có những bài hát nhẹ nhàng, lại có những ca khúc sôi động, rộn ràng. Còn có cả tiết mục rap rất mới mẻ nữa. Những ca sĩ, nghệ sĩ trên sân khấu ai cũng mặc thật đẹp, biểu diễn hết mình, đem đến cảm xúc say mê cho khán giả. Trong đó, em thích nhất là tiết mục múa ở giữa chương trình. Mười hai cô gái mặc áo dài trắng, tay cầm chiếc nón lá, múa uyển chuyển, đồng đều trên nền nhạc Bèo dạt mây trôi. Em cứ nhìn theo từng động tác của các chị mà không hề chớp mắt. Khi kết thúc chương trình, lòng em cứ tiếc nuối mãi. Về nhà, em quyết tâm sẽ cố gắng học tập thật tốt để lại được bố mẹ dẫn đi xem ca nhạc một lần nữa.

Bài tham khảo 2:

Mùa hè vừa qua, thôn của em đã tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế thiếu nhi. Đúng bảy giờ ba mươi phút, nhà văn hóa thôn đã rất đông đúc. Các anh chị, bạn nhỏ đều rất háo hức chờ đợi chương trình bắt đầu. Tiết mục mở màn là bài nhảy hiện đại sôi động của các anh chị đoàn viên. Sau đó là các tiết mục hát song ca của hai bạn Lan Anh và Hà Trang. Cuối cùng là một tiểu phẩm hài do các cô chú xóm Đông biểu diễn. Mỗi khi một tiết mục kết thúc là những tràng pháo tay lại vang lên rộn ràng. Cuối buổi văn nghệ, mỗi bạn nhỏ đều được nhận một phần quà. Chúng em đều cảm thấy rất vui vẻ và sung sướng. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 110 Bàn tay cô giáo

Bài đọc

Bàn tay cô giáo

Bàn tay cô giáo trang 110 SGK Tiếng Việt 3 Tập 1 - Cánh diều (ảnh 1)

Một tờ giấy trắng

Cô gấp cong cong

Thoắt cái đã xong

Chiếc thuyền xinh quá!

 

Một tờ giấy đỏ

Mềm mại tay cô

Mặt Trời đã phô

Nhiều tia nắng tỏa.

Thêm tờ xanh nữa

Cô cắt rất nhanh

Mặt nước dập dềnh

Quanh thuyền sóng lượn.

 

Như phép mầu nhuộm

Hiện trước mắt em:

Biển biếc bình minh

Rì rào sóng vỗ...

 

Biết bao điều lạ

Từ bàn tay cô. 

NGUYỄN TRỌNG HOÀN

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 110 Câu 1: Cô giáo đã dạy các bạn nhỏ môn gì? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài thơ để trả lời câu hỏi.  

Lời giải:

Cô giáo đã dạy các bạn nhỏ môn thủ công.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 110 Câu 2: Em hãy miêu tả bức tranh mà cô giáo tạo nên từ những tờ giấy màu.  

Phương pháp giải:

Em đọc các khổ thơ 1, 2, 3, 4 để trả lời câu hỏi.  

Lời giải:

Cô giáo đã cắt dán bức tranh mô tả cảnh biển lúc bình minh có mặt trời hồng mới mọc toả ra nhiều tia nắng mới, có mặt nước biển xanh đang dập dềnh vỗ sóng và có một chiếc thuyền đang lướt sóng ra khơi. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 110 Câu 3: Tìm những từ ngữ cho thấy cô giáo rất khéo tay.  

Phương pháp giải:

Em đọc bài thơ để tìm những từ ngữ cho thấy cô giáo rất khéo tay.  

Lời giải:

Những từ ngữ cho thấy cô giáo rất khéo tay là: thoắt cái đã xong, mềm mại tay cô, cô cắt rất nhanh,... 

Tiếng Việt lớp 3 trang 110 Câu 4: Hãy nêu cảm nghĩ của em về đôi bàn tay của cô giáo.  

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình.   

Lời giải:

Cảm nghĩ của em về đôi bàn tay của cô giáo là: Cô giáo là người rất khéo tay, có khả năng sáng tạo. Hai bàn tay cô đã làm ra nhiều dụng cụ học tập, đã vẽ nên nhiều bức tranh minh hoạ làm cho học sinh rất thích thú, rất say mê. Hai bàn tay khéo léo như có phép màu của cô đã giúp các em cảm nhận được cảnh tượng bát ngát của trời xanh, biển biếc. 

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 110 Câu 1: Em hiểu câu thơ “Chiếc thuyền xinh quá!” như thế nào? Chọn ý đúng:

a) Đó là một lời đề nghị (câu khiến).

b) Đó là một lời khen (câu cảm).

c) Đó là một câu hỏi. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.  

Lời giải:

Chọn b.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 110 Câu 2: Em hãy đặt một câu cảm để thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú trước bức tranh của cô giáo trong bài thơ trên.  

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình.  

Lời giải:

- Ôi, bức tranh đẹp quá!

- Cảnh biển trong bức tranh thật sinh động! 

Tiếng Việt lớp 3 trang 111 Nghe - viết: Tiếng chim

Nghe – viết:

Tiếng Việt lớp 3 trang 111 Câu 1:

Chính tả

Tiếng chim

(Trích)

Sáng nay bé mở cửa

Thấy trời xanh lạ lùng

Những tia nắng ùa tới

Nhảy múa trong căn phòng.

 

Hàng cây trồng trước ngõ

Rụng lá mùa mưa qua

Bỗng nhiên xanh thắm lại

Nghe rì rào nở hoa.

 

Một con chim màu trắng

Đứng trên cành hót vang:

Bé ơi, bé có biết

Mùa xuân đến rồi không? 

THANH QUẾ

Phương pháp giải:

Em thực hiện bài viết vào vở.

Chú ý:

- Viết đúng chính tả.

- Viết hoa các chữ cái đầu dòng mỗi dòng thơ. 

Lời giải:

Em hoàn thành bài viết vào vở.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 111 Câu 2Chọn vần phù hợp với ô trống:

a) Vần oay hay ay?

Nghe - viết: Tiếng chim trang 111 SGK Tiếng Việt 3 Tập 1 - Cánh diều (ảnh 2)

b) Vần uây hay ây?

Nghe - viết: Tiếng chim trang 111 SGK Tiếng Việt 3 Tập 1 - Cánh diều (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.  

Lời giải:

a) Vần oay hay ay?

Xoay vòng

Xay bột

Lốc xoáy

Loay hoay

Hí hoáy

b) Vần uây hay ây?

Xây nhà

Khuấy bột

Ngoe nguẩy

Ngầy ngậy

Khuấy đảo 

Tiếng Việt lớp 3 trang 111 Câu 3: Tìm các tiếng:

a) Bắt đầu bằng d, r hoặc gi, có nghĩa như sau:

- Làm chín vàng thức ăn trong dầu, mỡ sôi.

- Làm cho dính vào nhau bằng hồ, keo,...

- Cất kín, giữ kín, không để người khác nhìn thấy, tìm thấy hoặc biết.

b) Chứa dấu hỏi hoặc dấu ngã, có nghĩa như sau:

- Có nghĩa trái ngược với đóng.

- Có nghĩa trái ngược với chìm.

- Đập nhẹ vào vật cứng bằng một vật cứng khác cho phát ra tiếng kêu. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.   

Lời giải:

a) Bắt đầu bằng d, r hoặc gi, có nghĩa như sau:

- Làm chín vàng thức ăn trong dầu, mỡ sôi: Rán

- Làm cho dính vào nhau bằng hồ, keo,...: Dán

- Cất kín, giữ kín, không để người khác nhìn thấy, tìm thấy hoặc biết: Giấu

b) Chứa dấu hỏi hoặc dấu ngã, có nghĩa như sau:

- Có nghĩa trái ngược với đóng: mở

- Có nghĩa trái ngược với chìm: nổi

- Đập nhẹ vào vật cứng bằng một vật cứng khác cho phát ra tiếng kêu: Gõ 

Tiếng Việt lớp 3 trang 112 Em đọc sách báo

Bài tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 112 Câu 1: Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) em đã đọc ở nhà về nghệ thuật hoặc về một nghệ sĩ.

EM ĐỌC SÁCH BÁO

Mẫu:

Múa

Sân khấu là chiếc giường đôi

Em Long ngồi làm khán giả

Bé Mai bước ra tươi cười

Xòe quạt, bắt đầu ca múa.

 

“Diễn viên” múa khéo làm sao!

Câu hát nhịp theo tay uốn

Hệt cô văn công hôm nào

Múa mừng quân ta thắng lớn.

“Khán giả” ngồi xem toét miệng

Đôi tay vỗ vỗ liên hồi

“Diễn viên” múa càng uyển chuyển

Quạt xòe, trán đẫm mồ hôi.

 

Trăng lên, tan họp, mẹ về

Thấy em nằm tròn bụng ngủ

Cô chị cong tay, ngoẹo cổ

Chừng đang bận múa trong mơ. 

Theo TRẦN NGUYÊN ĐÀO

 

Phương pháp giải:

Em sưu tầm những câu chuyện, bài thơ về nghệ thuật hoặc nghệ sĩ trong sách, báo, tạp chí.  

Lời giải:

Em chủ động hoàn thành bài tập.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 112 Câu 2Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn).

Gợi ý:

- Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn) đã đọc? Vì sao?

- Câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó nói lên điều gì? 

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý và trao đổi với thầy cô cùng các bạn. 

Lời giải:

Em chủ động hoàn thành bài tập.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 113, 114 Quà tặng chú hề

Bài đọc

Quà tặng chú hề

Mẹ đưa Trang đi xem xiếc. Trang rất thích tiết mục “Quả bóng kì lạ” của chú hề. Quả bóng kì lạ thật! Nó mỏng manh thế mà kéo chú hề chạy theo, xiêu vẹo cả người. Có lúc chú phải nhảy người lên ấn quả bóng xuống mà không nổi. Lại có lúc quả bóng kéo chú như bay lên khoảng không.

Sau khi biểu diễn, chú hề cầm quả bóng đi quanh sân khấu. Chú dừng lại trước một cô gái và tặng cô quả bóng. Cô gái vừa chạm tay vào, quả bóng đã nổ liền. Cô gái xấu hổ quá, chạy thẳng ra ngoài.

Trông chú hề thương quá. Chú như muốn khóc. Chú chạy vội ra khỏi sân khấu, đuổi theo cô gái. Từ đó đến cuối buổi diễn không thấy chú trở lại sân khấu nữa.

Trang thương chú hề lắm. Bỗng một hôm, hai mẹ con nhìn thấy chú hề ở công viên. Chú mặc trang phục khác nhưng Trang vẫn nhận ra ngay. Em nhờ mẹ mua cho một quả bóng. Rồi hai mẹ con đi tìm chú hề. Trang đưa chú quả bóng: “Cháu biếu chú để chú đền cho cô hôm nọ.”. 

Quà tặng chú hề trang 113, 114 SGK Tiếng Việt 3 Tập 1 - Cánh diều (ảnh 1)

Cầm quả bóng Trang tặng, chú hề cảm động lắm. Đối với chú, quả bóng mỏng manh đó là một phần thưởng lớn trong cuộc đời diễn viên. 

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 113, 114 Câu 1: Chú hề biểu diễn với “quả bóng kì lạ” như thế nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc từ “Mẹ đưa Trang đi xem xiếc” đến “như bay lên khoảng không.” 

Lời giải:

Chú hề biểu diễn với “quả bóng kì lạ” như sau: quả bóng kéo chú hề chạy theo, xiêu vẹo cả người. Có lúc chú phải nhảy người lên ấn quả bóng xuống mà không nổi. Lại có lúc quả bóng kéo chú như bay lên khoảng không.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 113, 114 Câu 2: Vì sao Trang cảm thấy thương chú hề? 

Phương pháp giải:

Em đọc từ “Sau khi biểu diễn” đến “trở lại sân khấu nữa”. 

Lời giải:

Trang cảm thấy thương chú hề vì quả bóng chú dành tặng cho cô gái không may bị vỡ mất, và cô gái chạy bỏ đi.  

Tiếng Việt lớp 3 trang 113, 114 Câu 3: Theo em, cô gái được chú hề tặng quả bóng là ai? Chọn ý đúng:

a) Là một khán giả giống như Trang.

b) Là một diễn viên xiếc đóng làm khán giả.

c) Là một người thân hoặc bạn của chú hề.  

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.  

Lời giải:

Theo em, cô gái được chú hề tặng quả bóng là:  

c) Là một người thân hoặc bạn của chú hề. 

Tiếng Việt lớp 3 trang 113, 114 Câu 4: Trang đã làm gì để an ủi chú hề? 

Phương pháp giải:

Em đọc từ “Bỗng một hôm” đến hết.  

Lời giải:

Để an ủi chú hề, Trang đã nhờ mẹ mua một quả bóng khác và tặng cho chú hề.  

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 113, 114 Câu 1: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm:

a) Vì quả bóng vỡ, cô gái xấu hổ, chạy thẳng ra ngoài.

b) Vì thương chú hề, Trang tặng chú một quả bóng.

c) Trang nhận ra ngay chú hề vì em rất thích tiết mục của chú. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. 

Lời giải:

Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm:

a) Vì quả bóng vỡ, cô gái xấu hổ, chạy thẳng ra ngoài.

=> Vì sao cô gái xấu hổ chạy ra ngoài?

b) Vì thương chú hề, Trang tặng chú một quả bóng. 

=> Vì sao Trang tặng chú hề một quả bóng.

c) Trang nhận ra ngay chú hề vì em rất thích tiết mục của chú.

=> Vì sao khi gặp lại Trang nhận ra chú hề ngay.

Tiếng Việt lớp 3 trang 113, 114 Câu 2: Đặt một câu cảm để:

a) Khen một tiết mục nghệ thuật hoặc một diễn viễn.

b) Thể hiện niềm vui khi gặp một diễn viễn em yêu thích. 

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và đặt câu nói lên cảm xúc của mình. 

Lời giải:

a) Khen một tiết mục nghệ thuật hoặc một diễn viễn.

=> Tiểu phẩm kịch này thật thú vị!

b) Thể hiện niềm vui khi gặp một diễn viễn em yêu thích.

=> Khi được gặp cô ca sĩ Mỹ Tâm em rất vui! 

Tiếng Việt lớp 3 trang 115 Nghệ sĩ nhỏ

Bài tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 115 Câu 1: Chọn 1 trong 2 đề sau:

NGHỆ SĨ NHỎ

a) Viết đoạn văn giới thiệu tiết mục hát, múa (hoặc đóng vai) mà em hoặc nhóm em đã hoặc sẽ biểu diễn. 

Nghệ sĩ nhỏ trang 115 SGK Tiếng Việt 3 Tập 1 - Cánh diều (ảnh 1)

b) Viết đoạn vặn giới thiệu tranh (ảnh) em tự vẽ (tự chụp, sưu tầm) về đề tài yêu thích.

Nghệ sĩ nhỏ trang 115 SGK Tiếng Việt 3 Tập 1 - Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập. 

Lời giải:

a) Gợi ý:

- Giới thiệu tên của tiết mục?

- Hình thức biểu diễn của tiết mục (múa, hát, đóng vai).

- Những thành viên tham gia biểu diễn diễn tiết mục?

- Tiết mục muốn truyền đạt thông điệp gì? 

b) Gợi ý:

- Đề tài mà em yêu thích là gì?

- Hình thức thể hiện đề tài của em (tranh, ảnh)?

- Nội dung của bức tranh (ảnh) là gì?

- Qua đó em muốn truyền đạt thông điệp gì đến mọi người? 

Đánh giá

0

0 đánh giá