Hoá học 10 Cánh Diều trang 15 Bài 2: Các thành phần của nguyên tử

338

Với giải Câu hỏi trang 15 SGK Hoá học10 Cánh Diều Bài 2: Các thành phần của nguyên tử giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

Hoá học 10 Cánh Diều trang 15 Bài 2: Các thành phần của nguyên tử

Bài tập 1 trang 15 Hoá học 10:Một loại nguyên tử hydrogen có cấu tạo đơn giản nhất, chỉ tạo nên từ 1 electron và 1 proton. Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tử hydrogen?

(a) Đây là nguyên tử nhẹ nhất trong số các nguyên tử được biết cho đến nay

(b) Khối lượng nguyên tử xấp xỉ 2 amu

(c) Hạt nhân nguyên tử có khối lượng lớn gấp khoảng 1818 lần khối lượng lớp vỏ.

(d) Kích thước của nguyên tử bằng kích thước của hạt nhân.

Phương pháp giải:

(a). Khối lượng nguyên tử = 0,00055. số electron + 1. số proton + 1. số neutron

(b). Khối lượng nguyên tử = 0,00055. số electron + 1. số proton + 1. số neutron

(c). Áp dụng công thức:

Câu hỏi trang 15 Hoá học 10 Cánh Diều (ảnh 1)

(d). Kích thước của hạt nhân rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử

Lời giải:

(a). Khối lượng nguyên tử hydrogen = 0,00055. 1 + 1. 1 + 1. 0 ≈ 1 => Đây là nguyên tử nhẹ nhất được biết cho đến nay => Đúng

(b). Khối lượng nguyên tử hydrogen = 0,00055. 1 + 1. 1 + 1. 0 ≈ 1amu => Sai

(c). Câu hỏi trang 15 Hoá học 10 Cánh Diều (ảnh 2)

(d). Kích thước của hạt nhân rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử => Sai

Vậy những ý kiến đúng là (a) và (c)

Bài tập 2 trang 15 Hoá học 10: Các đám mây gây hiện tượng sấm sét tạo nên bởi những hạt nước nhỏ li ti mang điện tích. Một phép đo thực nghiệm cho thấy, một giọt nước có đường kính 50 , mang một lượng điện tích âm là -3,33 x 10-17 C. Hãy cho biết điện tích âm của giọt nước trên tương đương với điện tích của bao nhiêu electron.

Phương pháp giải:

- Một electron có điện tích = -1 x 1,602 x 10-19C = -1,602 x 10-19C

- Áp dụng công thức:  

Câu hỏi trang 15 Hoá học 10 Cánh Diều (ảnh 3)

 Lời giải:

1e có điện tích = -1 x 1,602 x 10-19C = -1,602 x 10-19C

Điện tích âm của giọt nước trên tương đương với điện tích số electron là:

  Câu hỏi trang 15 Hoá học 10 Cánh Diều (ảnh 4)

Bài tập 3 trang 15 Hoá học 10: Nguyên tử không mang điện vì

A. được tạo nên bởi các hạt không mang điện.

B. có tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.

C. có tổng số hạt electron bằng tổng số hạt neutron.

D. tổng số hạt neutron bằng tổng số hạt proton.

Phương pháp giải:

Trong nguyên tử, số proton luôn bằng số electron.

Lời giải:                                                            

- Một nguyên tử trung hòa về điện bao gồm:

   + Electron mang điện tích -1

   + Proton mang điện tích +1

   + Neutron không mang điện

- Ta có: số hạt proton = số hạt electron = a

=> (-1).a + (+1).a = 0

=> Nguyên tử không mang điện vì có tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.

Đáp án B

Bài tập 4 trang 15 Hoá học 10: Trả lời các câu hỏi sau:

a) Loại hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử?

b) Loại hạt nào được tìm thấy ở lớp vỏ nguyên tử?

c) Loại hạt nào mang điện trong nguyên tử?

d) Kích thước nguyên tử lớn hơn kích thước hạt nhân nguyên tử khoảng bao nhiêu lần?

Phương pháp giải:

- Một nguyên tử bao gồm:

   + Lớp vỏ: hạt electron mang điện tích âm, khối lượng 0,00055 amu

   + Hạt nhân:

      Hạt proton mang điện tích dương, khối lượng 1 amu

      Hạt neutron không mang điện, khối lượng 1 amu

- Kích thước hạt nhân nguyên tử bằng khoảng 10-5 đến 10-4 lần kích thước nguyên tử

Lời giải:

a) Hạt nhân nguyên tử bao gồm: proton và neutron

b) Lớp vỏ nguyên tử gồm: electron

c) Các hạt mang điện trong nguyên tử là: electron (mang điện tích -1), và proton (mang điện tích +1)

d) Kích thước nguyên tử lớn hơn 104 đến 105 lần kích thước hạt nhân.

Bài tập 5 trang 15 Hoá học 10: Tính tổng số electron, proton và neutron trong một phân tử nước (H2O). Biết trong phân tử này, nguyên tử H chỉ tạo nên từ 1 proton và 1 electron; nguyên tử O có 8 neutron và 8 proton.

Phương pháp giải:

Bước 1: Trong nguyên tử, số proton luôn bằng số electron

=> Từ số proton tìm được số electron

Bước 2:1 phân tử nước gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O

=> Tổng các hạt trong 1 phân tử nước = 2 x tổng số hạt nguyên tử H + 1 x tổng số hạt nguyên tử O

Lời giải:

- Vì trong nguyên tử, số proton luôn bằng số electron

=> Số hạt electron trong nguyên tử O là 8

=> H có 1 proton, 1 electron và O có 8 proton, 8 electron, 8 neutron

- 1 phân tử nước gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O

=> Tổng số hạt trong 1 phân tử nước = 2 x (1+1) + 1 x (8+8+8) = 28 hạt

Đánh giá

0

0 đánh giá