Toptailieu.vn xin giới thiệu 30 câu trắc nghiệm Các thành phần của nguyên tử Cánh diều (có đáp án 2023) CHỌN LỌC, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học.
Mời các bạn đón xem:
30 câu trắc nghiệm Các thành phần của nguyên tử Cánh diều (có đáp án 2023) CHỌN LỌC
Lý thuyết
I. THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA NGUYÊN TỬ
1. Cấu tạo nguyên tử
- Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện.
- Nguyên tử được chia làm 2 phần chính: đó là vỏ và hạt nhân
Mọi nguyên tử đều cấu tạo từ ba loại hạt : proton, nơtron và electron.
+ Hầu hết khối lượng nguyên tử đều tập trung ở hạt nhân mặc dù hạt nhân chỉ chiếm một phần rất nhỏ thể tích của nguyên tử.
=> Trong nguyên tử số p = số e
II. KHỐI LƯỢNG, KÍCH THƯỚC CỦA NGUYÊN TỬ
1. Khối lượng nguyên tử
- Để biểu thị khối lượng của nguyên tử, phân tử và các loại hạt, ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử ký hiệu là u (dvC)
- Nguyên tử khối (NTK) là con số so sánh khối lượng của nguyên tử với khối lượng nguyên tử cacbon.
Thí dụ: khối lượng của 1 nguyên tử hiđro là 1,6735.10-27kg = 1u.
2. Kích thước nguyên tử
- Để biểu thị kích thước nguyên tử, ta dùng đơn vị nanomet (nm) hay angstrom (Å)
1nm = 10-9 m, 1 Å = 10-10 m
- Đường kính của hạt nhân còn nhỏ hơn, nó rơi vào khoảng 10-5 nm. Như vậy đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính hạt nhân khoảng 10000 lần.
Bài tập
Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
A. proton và elctron.
B. nơtron và electron.
C. nơtron và proton.
D. nơtron, proton và electron.
Đáp án: D
Giải thích:
Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo từ 3 hạt là nơtron, proton và electron.
Câu 2: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ?
A. proton.
B. nơtron.
C. electron.
D. nơtron và electron.
Đáp án: C
Giải thích:
Trong nguyên tử thì hạt electron có khối lượng không đáng kể.
me = 9,109. 10−31kg ;
mP = 1,6726. 10−27kg;
mn = 1,6748.10−27 kg
Câu 3: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. proton và electron.
B. nơtron và electron.
C. nơtron và proton.
D. nơtron, proton và electron.
Đáp án: C
Giải thích:
Hạt nhân hầu hết các nguyên tử được cấu tạo từ 2 hạt là nơtron và proton.
Câu 4: Kim loại crom có cấu trúc tinh thể, với phần rỗng chiếm 32%. Khối lượng riêng của crom là d = 7,19 g/cm3. Bán kính nguyên tử của crom là (Cho biết Cr: 52g/mol).
A. 1,52
B. 1,52 nm
C. 1,25 nm
D. 1,25
Đáp án: D
Giải thích:
Tính trong 1cm3
→ nCr = ≈ 0,13827 mol
Thể tích của 1 nguyên tử crom là:
→ V = ≈ 8,17.10−25 cm3
Bán kính của nguyên tử crom là:
Câu 5: Thành phần cấu tạo nên lớp vỏ nguyên tử là?
A. proton.
B. nơtron.
C. electron.
D. nơtron và electron.
Đáp án: C
Giải thích:
Lớp vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động quanh hạt nhân.
Câu 6: Tổng số phân tử trong 0,01 mol NaCl là
A. 5,418.1021
B. 5,4198.1022
C. 6,023.1022
D. 6,023.1021
Đáp án: D
Giải thích:
Số phân tử có trong 0,01 mol NaCl là:
N = 0,01.6,023.1023 = 6,023.1021 phân tử
Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt proton, nơtron và electron bằng 34; hiệu số hạt nơtron và electron bằng 1. Vậy số proton và nơtron của R lần lượt là:
A. 12,11
B. 11,12
C. 12,13
D. 13,12
Đáp án: B
Giải thích:
Gọi số hạt proton, nơtron và electron lần lượt là p, n và e.
Theo bài ta có hệ:
Câu 8: Trong nguyên tử, hạt mang điện tích gồm:
A. proton và electron.
B. proton và nơtron.
C. electron và nơtron.
D. proton, electron và nơtron.
Đáp án: A
Giải thích:
Hạt mang điện tích trong nguyên tử gồm proton (mang điện tích dương) và electron (mang điện tích âm).
Câu 9: Một nguyên tử (X) có 13 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là:
A. 78,26.1023 gam.
B. 21,74.10-24 gam.
C. 27 đvC.
D. 27 gam
Đáp án: B
Giải thích:
Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là:
m = 13.1,6726.10−27 = 21,7438.10−27 kg = 21,7438.10-24 gam
Câu 10: Biết 1 mol nguyên tử sắt có khối lượng bằng 56 gam, một nguyên tử sắt có 26 electron. Số hạt electron có trong 5,6 gam sắt là
A. 15,66.1024
B. 15,66.1021
C. 15,66.1022
D. 15,66.1023
Đáp án: D
Giải thích:
nFe = 0,1 mol
Số nguyên tử sắt có trong 5,6 gam sắt là:
n = 0,1.6,023.1023 = 6,023.1022 nguyên tử
Số hạt electron có trong 5,6 gam sắt là:
Ne = 26.6,023.1022 = 15,66.1023 hạt
Câu 11: Cho biết nguyên tử crom có khối lượng 52u, bán kính nguyên tử này bằng 1,28 . Khối lượng riêng của nguyên tử crom là
A. 2,47 g/cm3.
B. 9,83 g/cm3.
C. 5,20 g/cm3.
D. 5,92 g/cm3.
Đáp án: B
Giải thích:
Tính trong 1 mol crom
→ có 6,023.1023 nguyên tử crom.
Thể tích của 1 nguyên tử crom là:
V = πr3 = .3,14.(1,28.10−8)3 = 8,78.10−24 cm3
Thể tích của 1 mol crom là:
V' = 8,78.10−24.6,023.1023 = 5,288 cm3
Khối lượng riêng của nguyên tử crom là:
Câu 12: Tưởng tượng, ta có thể phóng đại hạt nhân thành một quả bóng bàn có đường kính 4 cm thì đường kính của nguyên tử là bao nhiêu? Biết rằng đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.
A. 4 m.
B. 40 m.
C. 400 m.
D. 4000 m.
Đáp án: C
Giải thích:
Đường kính của nguyên tử là:
d =.104 =400m
Câu 13: Cho phát biểu sai?
A. Nguyên tử là hạt trung hòa về điện.
B. Hạt proton là thành phần cấu tạo của vỏ nguyên tử.
C. Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử hiđro có bán kính khoảng 0,053nm.
D. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, phần mang điện tích dương là hạt nhân.
Đáp án: B
Giải thích:
Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động quanh hạt nhân.
Câu 14: Nguyên tử Al có bán kính 1,43 và có nguyên tử khối là 27u. Khối lượng riêng của Al bằng bao nhiêu, biết rằng trong tinh thể nhôm các nguyên tử chỉ chiếm 74% về thể tích, còn lại là các khe trống?
A. 2,7 g/cm3
B. 1,7 g/cm3
C. 3,66 g/cm3
D. 2,66 g/cm3
Đáp án: A
Giải thích:
Tính trong 1 mol tinh thể
rnguyên tử =1,43.10−8 cm
Thể tích của 1 nguyên tử nhôm là:
V = πr3 = .3,14.(1,43.10−8)3 = 1,224.10−23 cm3
Thể tích của tinh thể nhôm là:
Khối lượng riêng của nhôm là:
Câu 15: Chọn nhận xét đúng?
A. Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
B. Nguyên tử có cấu tạo đơn giản và không thể phân chia được.
C. Trong nguyên tử electron mang điện tích dương.
D. Nguyên tử có thể chia nhỏ và các thành phần thu được có tính chất giống như nguyên tử ban đầu.
Đáp án: A
Giải thích:
Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
Câu 16: Khối lượng của 1 nguyên tử cacbon đồng vị 12 là
A. 1u
B. 12 gam
C. 1 đvC
D. 12u
Đáp án: D
Giải thích:
Khối lượng của 1 nguyên tử cacbon đồng vị 12 là 12u.
Câu 17: Nguyên tử Zn có bán kính r = 1,35.10−1 nm, khối lượng nguyên tử là 65u. Khối lượng riêng của nguyên tử sẽ là:
A. 3,8g/cm3
B. 32,89g/cm3
C. 10,475g/cm3
D. Đáp án khác
Đáp án: C
Giải thích:
r nguyên tử = 1,35.10−8 cm
Thể tích của 1 nguyên tử kẽm là:
V = πr3 = .3,14.(1,35.10−8)3 = 10,3.10−24 cm3
Khối lượng của nhôm là:
M = 65.1,6605.10−24 = 10,79.10−23 gam
Khối lượng riêng của nhôm là:
Câu 18: Trong nguyên tử, hạt không mang điện là
A. proton.
B. nơtron.
C. electron.
D. nơtron và prton.
Đáp án: B
Giải thích:
Trong nguyên tử, hạt electron mang điện tích âm, hạt nơtron không mang điện và hạt proton mang điện tích dương.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là proton, nơtron và electron.
B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt nơtron.
D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.
Đáp án: B
Giải thích:
B sai vì nguyên tử có cấu trúc rỗng, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
Câu 20: Chọn câu phát biểu đúng:
A. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron.
B. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton.
C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron mang điện dương và các hạt proton không mang điện.
D. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton mang điện dương và các hạt nơtron không mang điện.
Đáp án: D
Giải thích:
Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton mang điện dương và các hạt nơtron không mang điện.
Câu 21: Định nghĩa nào đúng nhất về đơn vị khối lượng nguyên tử :
A. 1u là khối lượng của 6,02.1023 nguyên tử cacbon.
B. 1u có giá trị bằng gam.
C. 1u có giá trị bằng khối lượng nguyên tử cacbon.
D. 1u có giá trị bằng khối lượng nguyên tử cacbon đồng vị 12.
Đáp án: D
Giải thích:
1u có giá trị bằng khối lượng nguyên tử cacbon đồng vị 12.
Câu 22: Tìm câu phát biểu không đúng khi nói về nguyên tử:
A. Nguyên tử là thành phần nhỏ bé nhất của chất, không bị chia nhỏ trong các phản ứng hóa học .
B. Nguyên tử là một hệ trung hòa điện tích.
C. Trong nguyên tử, hạt nhân được cấu tạo bởi hạt proton không mang điện tích và hạt nơtron mang điện tích dương.
D. Một nguyên tố hóa học có thể có những nguyên tử với khối lượng khác nhau.
Đáp án: C
Giải thích:
Trong nguyên tử, hạt nhân được cấu tạo bởi hạt nơtron không mang điện tích và hạt proton mang điện tích dương.
Câu 23: Electron được phát minh năm 1897 bởi nhà bác học người Anh Tom-xơn (J.J.Thomson). Từ khi được phát hiện đến nay, electron đã đóng vai trò to lớn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như: năng lượng, truyền thông và thông tin. Hãy cho biết các tính chất nào sau đây không phải là của electron ?
A. Electron là hạt mang điện tích âm.
B. Electron có khối lượng 9,1094.10-28 gam.
C. Electron chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt.
D. Electron có khối lượng đáng kể so với khối lượng nguyên tử.
Đáp án: D
Giải thích:
Electron có khối lượng không đáng kể so với khối lượng nguyên tử.
Câu 24: Nguyên tử luôn trung hoà điện nên
A. tổng số hạt electron luôn bằng tổng số hạt proton.
B. tổng số hạt nơtron luôn bằng tổng số hạt electron.
C. tổng số hạt nơtron luôn bằng tổng số hạt proton.
D. tổng số hạt nơtron và proton luôn bằng tổng số hạt electron.
Đáp án: A
Giải thích:
Nguyên tử luôn trung hoà điện nên tổng số hạt electron luôn bằng tổng số hạt proton.
Câu 25: Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất cấu tạo nên chất và:
A. không mang điện .
B. mang điện tích dương
C. mang điện tích âm.
D. có thể mang điện hoặc không mang điện.
Đáp án: A
Giải thích:
Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất cấu tạo nên chất và không mang điện.
Câu 26: Hạt nhân nguyên tử tích điện tích dương vì nó được cấu tạo bởi:
A. các hạt proton mang điện tích dương.
B. các hạt electron và nơtron mang điện tích dương.
C. các hạt electron mang điện tích âm và proton mang điện tích dương.
D. các hạt proton mang điện tích dương và nơtron không mang điện tích.
Đáp án: D
Giải thích:
Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton mang điện tích dương và nơtron không mang điện tích.
→ Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương.
Câu 27: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40.Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Hạt nhân nguyên tử X có số hạt là:
A. 27
B. 26
C. 28
D. 23
Đáp án: A
Giải thích:
Gọi số hạt proton, nơtron, electron lần lượt là p, n, e.
Theo bài ta có hệ:
Câu 28: Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt .Trong hạt nhân; hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Số hạt electron của nguyên tử Z là :
A. 10
B. 11
C. 12
D. 15
Đáp án: C
Giải thích:
Gọi số hạt proton, nơtron, electron lần lượt là p, n, e.
Theo bài ta có hệ:
→ p = e = n = 12
Câu 29: Một nguyên tử có tổng số hạt là 46. Trong đó, tỉ số hạt mang điện tích đối với hạt không mang điện là 1,875. Khối lượng tuyệt đối của nguyên tử đó là:
(Cho biết
me = 9,109. 10−31 kg ;
mP = 1,6726. 10−27 kg;
mn = 1,6748.10−27 kg)
A. 5,1673.10−26 kg
B. 5,1899.10−26 kg
C. 5,2131.10−26 kg
D. 5,252.10−27 kg.
Đáp án: B
Giải thích:
Gọi số hạt proton, nơtron, electron lần lượt là p, n, e.
Theo bài ta có hệ:
→ m = 15.1,6726.10−27 + 15.9,109.10−31 + 16.1,6748.10−27 = 5,1899.10−26 kg
Câu 30: Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 115 hạt. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Số nơtron của nguyên tử trên là:
A. 45
B. 46
C. 40
D. 39
Đáp án: A
Giải thích:
Gọi số hạt proton, nơtron, electron lần lượt là p, n, e.
Theo bài ta có hệ:
→ 2n = 115 – 25
→ n = 45
Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Hóa lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 4: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.