Hoá học 10 Cánh Diều trang 106 Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen

173

Với giải Câu hỏi trang 106 SGK Hoá học10 Cánh Diều Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

Hoá học 10 Cánh Diều trang 106 Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen

Thực hành trang 106 Hóa học 10: Thí nghiệm tính tẩy màu của khí chlorine. Chuẩn bị thí nghiệm như hình 17.2

 (ảnh 1)

Bóp nhẹ phần cao su của ống nhỏ giọt để dung dịch hydrochloric acid chảy xuống ống nghiệm. Quan sát các hiện tượng xảy ra và giải thích.

Lời giải:

Hiện tượng: Xuất hiện khí màu vàng lục. Khí này bay lên làm mất màu giấy màu ẩm.

Giải thích:

- Dung dịch hydrochloric acid (HCl) chảy xuống ống nghiệm, tác dụng với tinh thể KMnO4 tạo khí chlorine (Cl2) có màu vàng lục.

16HCl + 2KMnO4 → 5Cl2↑ + 8H2O + 2KCl + 2MnCl2

- Khí chlorine (Cl2) bay lên tác dụng với nước trong giấy màu ẩm tạo dung dịch nước chlorine gồm: H2O, Cl2, HCl, HClO

Cl2(aq) + H2O(l HCl(aq) + HClO(aq)

- Dung dịch nước chlorine này có tính tẩy màu nên đã làm giấy màu ẩm mất màu.

Vận dụng trang 106 Hóa học 10: Hãy giải thích vì sao các halogen không tồn tại tự do trong thiên nhiên.

Lời giải:

Mỗi nguyên tử nguyên tố halogen đều có 7 electron lớp ngoài cùng, dạng ns2np5

Theo quy tắc octet, nguyên tử halogen rất dễ dàng nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm. Vì thế chúng dễ dàng tham gia các phản ứng hóa học.

⇒ Các halogen không tồn tại tự do trong thiên nhiên.

Đánh giá

0

0 đánh giá