SBT Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 53 Bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

295

Với giải Câu hỏi trang 53 SBT Hoá học10 Chân trời sáng tạo Bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

SBT Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 53 Bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

Bài 13.5 trang 53 SBT Hóa học 10Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện chuẩn?

A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC hay 298K.

B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298K

C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC

D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K

Lời giải:

Đáp án đúng là: D.

Chú ý: Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298 K (25oC).

Bài 13.6 trang 53 SBT Hóa học 10: Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của các phản ứng sau: CS2l+3O2gt°CO2g+2SO2g ΔrH298o=1110,21kJ (1)

CO2gCOg+12O2g ΔrH298o=+280,00kJ (2)

2Nas+2H2Ol2NaOHaq+H2g ΔrH298o=367,50kJ (3)

ZnSO4sZnOs+SO3g ΔrH298o=+235,21kJ (4)

Cặp phản ứng thu nhiệt là:

A. (1) và (2)

B. (3) và (4)

C. (1) và (3)

D. (2) và (4)

Lời giải:

Đáp án đúng là: D.

Phản ứng (2) và (4) có ΔrH298o>0 nên là phản ứng thu nhiệt.

Bài 13.7 trang 53 SBT Hóa học 10: Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:3Fes+4H2OlFe3O4s+4H2g ΔrH298o=+26,32kJ

Giá trị ΔrH298o của phản ứng: Fe3O4s+4H2g3Fes+4H2Ol là:

A. – 26,32 kJ

B. + 13,16 kJ

C. + 19,74 kJ

D. – 10,28 kJ

Lời giải:

Đáp án đúng là: A.

Do 3Fes+4H2OlFe3O4s+4H2g ΔrH298o=+26,32kJ

Nên Fe3O4s+4H2g3Fes+4H2Ol ΔrH298o=26,32kJ

Bài 13.8 trang 53 SBT Hóa học 10: a) Enthalpy tạo thành của hợp chất là gì?

b) Biến thiên enthalpy tạo thành trong các phản ứng hóa học là gì?

c) Enthalpy tạo thành khác với enthalpy tạo thành chuẩn ở điểm nào?

d) Tại sao enthalpy tạo thành chuẩn của đơn chất lại bằng không?

Lời giải:

a) Enthalpy tạo thành của một chất là lượng nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol

chất đó từ các đơn chất bền.

b) Biến thiên enthalpy tạo thành trong các phản ứng hoá học là lượng nhiệt toả ra hay thu vào của một phản ứng hoá học (ΔrH được tính theo đơn vị kJ hoặc kcal).

c) Enthalpy tạo thành được đo trong điều kiện chuẩn được gọi là enthalpy tạo thành chuẩn (hay nhiệt tạo thành chuẩn) và được kí hiệu là ΔrH2980

d) Enthalpy tạo thành chuẩn (hay nhiệt tạo thành chuẩn) của một chất là lượng nhiệt kèm theo của phản ứng tạo thành một mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền nhất trong điều kiện chuẩn. Đơn chất bền nên không có sự biến đổi, enthalpy tạo thành bằng 0.

Bài 13.9 trang 53 SBT Hóa học 10Các quá trình sau đây là tỏa nhiệt hay thu nhiệt?

a) Nước hóa rắn

b) Sự tiêu hóa thức ăn

c) Quá trình chạy của con người

d) Khí CH4 đốt ở trong lò

e. Hòa tan KBr vào nước làm cho nước trở nên lạnh

g) Sulfuric acid đặc khi thêm vào nước làm cho nước nóng lên.

Lời giải:

a) Nước hoá rắn là quá trình toả nhiệt.

b) Sự tiêu hoá thức ăn là quá trình thu nhiệt.

c) Quá trình chạy của con người là quá trình toả nhiệt.

d) Khí CH4 đốt ở trong lò là quá trình toả nhiệt.

e) Hoà tan KBr vào nước làm cho nước trở nên lạnh là quá trình thu nhiệt.

g) Thêm sulfuric acid đặc vào nước, nước nóng lên là quá trình toả nhiệt.

Đánh giá

0

0 đánh giá