SBT Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 54 Bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

251

Với giải Câu hỏi trang 54 SBT Hoá học10 Chân trời sáng tạo Bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

SBT Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 54 Bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

Bài 13.10 trang 54 SBT Hóa học 10Hãy nêu 1 phản ứng tỏa nhiệt và 1 phản ứng thu nhiệt mà em biết.

Lời giải:

- Cho kim loại iron (Fe) tác dụng với giấm (CH3COOH – acetic acid). Phương trình nhiệt hoá học:

Fes+2CH3COOHaqCH3COO2Feaq+H2gΔrH2980<0

 Phản ứng toả nhiệt.

- Cho NaHCO3 tác dụng với acid. Phương trình nhiệt hoá học:

2NaHCO3s+H2SO4aqNa2SO4aq+2CO2g+2H2OgΔrH2980>0

 Phản ứng thu nhiệt.

Bài 13.11 trang 54 SBT Hóa học 10: Khi đun nóng muối ammonium nitrate bị nhiệt phân theo phương trình:NH4NO3t°N2O+2H2O

Hãy dự đoán phản ứng trên là tỏa nhiệt hay thu nhiệt.

Lời giải:

NH4NO3t°N2O+2H2O

Phản ứng nhiệt phân ammonium nitrate là phản ứng thu nhiệt do phải cung cấp nhiệt năng.

Bài 13.12 trang 54 SBT Hóa học 10: Một phản ứng mà giá trị của  > 0 thì phản ứng đó không xảy ra ở điều kiện chuẩn nếu không cung cấp năng lượng. Giải thích.

Lời giải:

Phản ứng có ΔrH298o thì không tự xảy ra do cần phải được cung cấp nhiệt từ bên ngoài. Do vậy, nếu chỉ có hỗn hợp phản ứng mà không có nguồn nhiệt khác thì phản ứng không tự xảy ra.

Bài 13.13 trang 54 SBT Hóa học 10Cho các đơn chất sau đây: C (graphite, s), Br2(l), Br2(g), Na(s), Na(g), Hg(l), Hg(s). Đơn chất nào có  = 0?

Lời giải:

Các đơn chất C (graphite, s), Br(l), Na (s), Hg(l), bền có ΔrH2980=0.

Bài 13.14 trang 54 SBT Hóa học 10Cho 2 sơ đồ biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của phản ứng (1) và (2). Sơ đồ nào chỉ quá trình thu nhiệt và sơ đồ nào chỉ quá trình tỏa nhiệt. Giải thích.

Cho 2 sơ đồ biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của phản ứng (ảnh 2)

Lời giải:

- Sơ đồ (1) chỉ quá trình toả nhiệt, do nhiệt độ phản ứng tăng so với nhiệt độ ban đầu (nhiệt độ phòng).

- Sơ đồ (2) chỉ quá trình thu nhiệt, do nhiệt độ phản ứng giảm so với nhiệt độ ban đầu (nhiệt độ phòng).

Bài 13.15 trang 54 SBT Hóa học 10: Dựa vào Bảng 13.1, SGK trang 84, viết phương trình nhiệt hóa học của 2 phản ứng sau đây:

a. Phản ứng tạo thành Al2O3

b. Phản ứng tạo thành NO.

Lời giải:

Phương trình nhiệt hoá học của các phản ứng:

a. Phản ứng tạo thành Al2O3

4Als+3O2g2Al2O3sΔrH2980=1676,00kJ

b. Phản ứng tạo thành NO.

N2(g)+O2(g)2NOgΔrH2980=+90,29kJ

Bài 13.16 trang 54 SBT Hóa học 10Viết phương trình nhiệt hóa học ứng với sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của hai phản ứng sau:

Viết phương trình nhiệt hóa học ứng với sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy (ảnh 2)

Lời giải:

Phương trình nhiệt hoá học ứng với sơ đồ:

2ClF3g+2O2gCl2Og+3F2OgΔrH2980=+394,10kJ

2CH3OHl+3O2g2CO2g+4H2OlΔrH2980=1450kJ

Đánh giá

0

0 đánh giá