SBT Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 58 Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hoá học

417

Với giải Câu hỏi trang 58 SBT Hoá học10 Chân trời sáng tạo Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hoá học  giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

SBT Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 58 Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hoá học

Bài 14.8 trang 58 SBT Hóa học 10: Cho 3 hydrocarbon X, Y, Z đều có 2 nguyên tử C trong phân tử. Số nguyên tử H trong các phân tử tăng dần theo thứ tự X, Y, Z.

a) Viết công thức cấu tạo của X, Y, Z.

b) Viết phương trình đốt cháy hoàn toàn X, Y, Z với hệ số nguyên tối giản.

c) Tính biến thiên enthalpy của mỗi phản ứng dựa vào enthalpy tạo thành tiêu chuẩn trong bảng sau.

Cho 3 hydrocarbon X, Y, Z đều có 2 nguyên tử C trong phân tử (ảnh 2)

d) Từ kết quả tính toán đưa ra kết luận về ứng dụng của phản ứng đốt cháy X, Y, Z trong thực tiễn.

Lời giải:

a) Ba hydrocarbon X, Y, Z lần lượt là HC≡CH (ethyne hay acetylene),

H2C=CH­2 (ethene hay ethylene), H3C-CH3 (ethane).

b) Phản ứng hoá học xảy ra:

2C2H2g+5O2gt04CO2g+2H2Og1

C2H4g+3O2gt02CO2g+2H2Og2

2C2H6g+7O2gt04CO2g+6H2Og3

c) ΔfH2980O2=0

ΔrH29801=4.ΔfH2980CO2+2.ΔfH2980H2O5.ΔfH2980O22.ΔfH2980C2H2

= 4.(-393,5) + 2.(-241,82) – 2.(227,0) = -2 511,64 kJ

ΔrH29802=2.ΔfH2980CO2+2.ΔfH2980H2O3.ΔfH2980O2ΔfH2980C2H4

= 2.(-393,5) + 2.(-241,82) - (52,47) = -1 323,11 kJ

ΔrH29803=4.ΔfH2980CO2+6.ΔfH2980H2O7.ΔfH2980O22.ΔfH2980C2H6

= 4.(-393,5) + 6.(-241,82) – 2.(-84,67) = - 2 855,58 kJ

d) Kết quả tính toán ΔrH2980 của phản ứng đốt cháy acetylene; ethylene; ethane giá trị lớn và < 0 (giải phóng năng lượng lớn) nên trong thực tiễn được sử dụng làm nhiên liệu. Riêng C2H2 trong thực tiễn làm đèn xì acetylene vì đèn xì acetylene có nhiệt độ cao nhất.

Bài 14.9 trang 58 SBT Hóa học 10: Cho các phản ứng: CaCO3sCaOs+CO2g ΔrH298o=+178,49kJ

C2H5OHl+3O2g2CO2g+3H2Ol ΔrH298o=1370,70kJ

Cgraphite,s+O2gCO2g ΔrH298o=393,51kJ

a) Phản ứng nào có thể tự xảy ra (sau giai đoạn khơi mào ban đầu), phản ứng nào không thể tự xảy ra?

b) Khối lượng ethanol hay graphite cần dùng khi đốt cháy hoàn toàn đủ tạo lượng nhiệt cho quá trình nhiệt phân hoàn toàn 0,1 mol CaCO3. Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%.

Lời giải:

a) Phản ứng nung vôi không tự xảy ra do > 0 nên cần nguồn nhiệt ngoài.

Hai phản ứng còn lại có thể tự xảy ra sau giai đoạn khơi mào do < 0.

b) Lượng nhiệt cần đề thu được 0,1 mol CaO là 0,1.178,49 = +17,849 kJ. Vậy:

- Lượng C2H5OH(l) cần dùng: 17,8491370,7=0,013mol0,598g.

Lượng C(graphite,s) cần dùng : 17,849393,51=0,045mol0,54g.

Bài 14.10 trang 58 SBT Hóa học 10Lactic acid hay acid sữa là hợp chất hóa học đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa, lần đầu tiên được phân tách vào năm 1780 bởi nhà hóa học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele. Lactic acid có công thức phân tử C3H6O3, công thức cấu tạo CH3-CH(OH)-COOH.

Lactic acid hay acid sữa là hợp chất hóa học đóng vai trò quan trọng (ảnh 2)

Khi vận động mạnh cơ thể không đủ cung cấp oxygen, thì cơ thể sẽ chuyển hóa glucose thành lactic acid từ các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể (lactic acid tạo thành từ quá trình này sẽ gây mỏi cơ) theo phương trình sau:

C6H12O6aq2C3H6O3aq ΔrH298o=150kJ

Biết rằng cơ thể chỉ cung cấp 98% năng lượng nhờ oxygen, năng lượng còn lại nhờ vào sự chuyển hóa glucose thàng lactic acid.

Giả sử một người chạy bộ trong một thời gian tiêu tốn 300 kcal. Tính khối lượng lactic acid tạo ra từ quá trình chuyển hóa đó (biết 1 cal = 4,184 J).

Lời giải:

Tính khối lượng lactic acid tạo ra từ quá trình chạy bộ. Năng lượng của sự chuyển hoá glucose thành lactic acid trong quá trình chạy bộ chiếm

2% . 300 kcal = 6 kcal = 6 000 cal  25 104 J = 25,104 kJ.

C6H12O6 → 2C3H6O3 ΔrH2980=150kJ

0,335 mol ← -25,104 kJ

Khối lượng lactic acid được tạo ra trong quá trình chuyển hoá:

0,335.90 = 30,15 g.

Đánh giá

0

0 đánh giá