SBT Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 78 Bài 17: Tính chất vật lí và hoá học của các đơn chất nhóm VIIA

609

Với giải Câu hỏi trang 78 SBT Hoá học10 Chân trời sáng tạo Bài 17: Tính chất vật lí và hoá học của các đơn chất nhóm VIIA  giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem: 

SBT Hoá học 10 Chân trời sáng tạo trang 78 Bài 17: Tính chất vật lí và hoá học của các đơn chất nhóm VIIA

Bài 17.26 trang 78 SBT Hóa học 10: Các hợp chất hypochlorite hay Chlorine (NaClO, Ca(ClO)2) là các hóa chất có tính oxi hóa rất mạnh, có khả năng sát trùng, sát khuẩn, làm sạch nguồn nước (Chlorine được nhắc đến là tên thương mại, không phải đơn chất Cl2). Chlorine ở nồng độ xác định có khả năng tiêu diệt một số mầm bệnh như:

Các hợp chất hypochlorite hay Chlorine (NaClO, Ca(ClO)2) là các hóa chất (ảnh 1)

Chlorine cần dùng là tổng lượng chlorine cần thiết để tiêu diệt mầm bệnh và oxi hóa các chất khử trong nước như iron, manganese, hydrogen sulfide và lượng chlorine tự do còn lại sau khoảng thời gian nhất định. Một nhà máy xử lí nước muốn làm sạch 1 lít nước thì lượng chlorine cần dùng trong 1 ngày là 11 mg để duy trì lượng chlorine tự do từ 0,1 đến 0,2 mg/L tại vòi sử dụng. Một ngày, nhà máy phải cung cấp 3 000 m3 nước xử lí, thì lượng chlorine cần dùng là bao nhiêu?

Lời giải:

1 m3 = 1000 lít

Đề xử lí 1 lít nước cần 11 mg chlorine, nhà máy xử lí 3 000 m3 nước/ ngày cần khối lượng chlorine là: 3 000 × 11 × 1 000 = 33 × 106 mg = 33 kg.

Bài 17.27 trang 78 SBT Hóa học 10: Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản thứ 3 trên thế giới, sau Na Uy và Trung Quốc (Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, tháng 12/2021), xuất khẩu tới hơn 170 nước trên thế giới, trong đó có thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu, được xem là thị trường khó tính, nên tiêu chuẩn chất lượng được kiểm soát chặt chẽ trước khi nhập nguyên liệu và sau khi thành phẩm, đóng gói. Trong danh mục tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm có chỉ tiêu về dư lượng chlorine không vượt quá 1 mg/L (chlorine sử dụng trong quá trình sơ chế nguyên liệu để diệt vi sinh vật).

Phương pháp chuẩn độ iodine – thiosulfate được dùng để xác định dư lượng chlorrine trong thực phẩm theo phương trình:

Cl2+2KI2KCl+I2

I2 được nhận biết bằng hồ tinh bột, I2 bị khử bởi dung dịch chuẩn sodium thiosulfate theo phương trình:

I2+2Na2S2O32NaI+Na2S4O6

Dựa vào thể tích dung dịch Na2S2O3 phản ứng, tính được dư lượng chlorine trong dung dịch mẫu.

Tiến hành chuẩn độ 100 mL dung dịch mẫu bằng dung dịch Na2S2O3 0,01 M, thể tích Na2S2O3 dùng hết 0,28 mL (dụng cụ chứa dung dịch chuẩn Na2S2O3 là loại microburet 1 mL, vạch chia 0,01 mL). Mẫu sản phẩm trên đủ tiêu chuẩn về dư lượng chlorine cho phép để xuất khẩu không? Giải thích.

Lời giải:

Phương trình hoá học của phản ứng:

Cl2+2KI2KCl+I2

I2+2Na2S2O32Nal+Na2S4O6

Tính theo đơn vị mL và mg.

Số mol Na2S2O3 phản ứng: n = 0,01 × 0,28 = 2,8 × 10-3 (mol)

Theo tỉ lệ các chất trong phương trình, số mol Cl2, bằng 1⁄2 số mol Na2S2O3

n = 1,4 × 10-3 (mol).

Khối lượng Cl2 có trong 100 ml dung dịch mẫu cần kiểm tra:

m = 1,4 × 10-3 × 71 = 0,0994 (mg)

Trong 1 L dung dịch mẫu, khối lượng Cl2 là: 0,0994 × 10 = 0,994 (mg).

So sánh với tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm về dư lượng chliorine khôngvượt quá 1 mg/L, mẫu sản phẩm trên đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Đánh giá

0

0 đánh giá