SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 43 Bài 16: Ôn tập chương 4

165

Với giải Câu hỏi trang 43 SBT Hoá học10 Kết nối tri thức Bài 16: Ôn tập chương 4 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức trang 43 Bài 16: Ôn tập chương 4

Bài 16.4 trang 43 SBT Hóa học 10: Phản ứng kèm theo sự cho và nhận electron được gọi là phản ứng

A. đốt cháy.         

B. phân huỷ.         

C. trao đổi.           

D. oxi hoá - khử

Phương pháp giải:

Dựa vào định nghĩa phản ứng oxi hóa - khử: là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất, phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử.

Lời giải:

- Đáp án: D

Bài 16.5 trang 43 SBT Hóa học 10: Xét phản ứng điều chế H2 trong phòng thí nghiệm. Chất đóng vai trò chất khử trong phản ứng là Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

A. H2.                  

B. ZnCl2.              

C. HCl.                

D. Zn.

Phương pháp giải:

Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng -> Số oxi hóa của nguyên tố nào tăng chứng tỏ trong chất chứa nguyên tố đó đóng vai trò là chất khử

Lời giải:

- Dựa vào phương trình ta có: Zn0+2H+1ClZn+2Cl2+H20

-> Zn là chất khử, HCl là chất oxi hóa

=> Đáp án: D

Bài 16.6 trang 43 SBT Hóa học 10: Cho các hợp chất sau: NH3, NH4Cl, HNO3, NO2. Sổ hợp chất chứa nguyên tử nitrogen có số oxi hoá -3 là

A. 1.                      B. 3.                      C. 2.                      D. 4.

Phương pháp giải:

Dựa vào các quy tắc xác định số oxi hóa

- Quy tắc 1: Số oxi hóa của nguyên tử trong các đơn chất bằng 0

- Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0

- Quy tắc 3: Trong các ion, số oxi hóa của nguyên tử (đối với ion đơn nguyên tử) hay tổng số oxi hóa các nguyên tử (đối với ion đa nguyên tử) bằng điện tích của ion đó

- Quy tắc 4:

+ Trong đa số các hợp chất, số oxi hóa của hydrogen bằng +1, trừ các hydride kim loại như (NaH, CaH2,…)

+ Số oxi hóa của oxygen bằng -2, trừ OF2 và các peroxide, superoxide như (H2O2, Na2O2, KO2,…)

+ Kim loại kiềm (nhóm IA) luôn có số oxi hóa +1

+ Kim loại kiềm thổ (nhóm IIA) luôn có số oxi hóa +2

+ Nhôm (aluminium) có số oxi hóa +3

+ Số oxi hóa của nguyên tử fluorine trong các hợp chất bằng -1

Lời giải:

- Đặt x là số oxi hóa của N

- Trong NH3, ta có: x.1 + (+1).3 = 0 " x = -3

- Trong NH4Cl, ta có: x.1 + (+1).4 + (-1).1 = 0 " x = -3

- Trong HNO3, ta có: (+1).1 + x.1 + (-2).3 = 0 " x = +5

- Trong NO2, ta có: x.1 + (-2).2 = 0 " x = +4

=> Đáp án: C

Bài 16.7 trang 43 SBT Hóa học 10: Nguyên tử sulfur chỉ thể hiện tính khử trong chất nào sau đây?

A. S.                     B. SO2.                  C. H2SO4.              D. H2S.

Phương pháp giải:

Dựa vào

- Các số oxi hóa có thể có của sulfur

- Nhận xét số oxi hóa của sulfur trong các chất có trong đáp án

+ Số oxi hóa thấp nhất " nguyên tử sulfur chỉ có tính khử

+ Số oxi hóa cao nhất nhất " nguyên tử sulfur chỉ có tính oxi hóa

+ Số oxi hóa trung gian " nguyên tử sulfur vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Lời giải:

- Các số oxi hóa có thể có của sulfur là: -2; -1; 0; +1; +2; +4; +6

- Số oxi hóa của S trong

+ A. S là 0 -> nguyên tử sulfur vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

+ B. SO2 là +4 -> nguyên tử sulfur vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử                  

+ C. H2SO4 là +6 -> nguyên tử sulfur chỉ có tính oxi hóa

+ D. H2S là -2 -> nguyên tử sulfur chỉ có tính khử

=> Đáp án: D

Bài 16.8 trang 43 SBT Hóa học 10: Nguyên tử carbon vừa có khả năng thể hiện tính oxi hoá, vừa có khả năng thể hiện tính khử trong chất nào sau đây? 

A. C.                    

B. CO2.                

C. CaCO3.           

D. CH4.

Phương pháp giải:

Dựa vào

- Các số oxi hóa có thể có của carbon

- Nhận xét số oxi hóa của carbon trong các chất có trong đáp án

+ Số oxi hóa thấp nhất -> nguyên tử carbon chỉ có tính khử

+ Số oxi hóa cao nhất nhất -> nguyên tử carbon chỉ có tính oxi hóa

+ Số oxi hóa trung gian -> nguyên tử carbon vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Lời giải:

- Các số oxi hóa có thể có của carbon là: -2; -1; 0; +1; +2; +4; +6

- Số oxi hóa của S trong

+ A. C là 0 -> nguyên tử carbon vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

+ B. CO2 là +4 -> nguyên tử carbon chỉ có tính oxi hóa   

+ C. CaCO3 là +4 -> nguyên tử carbon chỉ có tính oxi hóa

+ D. CH4 là -4 -> nguyên tử carbon chỉ có tính khử

=> Đáp án: A

Bài 16.9 trang 43 SBT Hóa học 10: Hợp chất nào sau đây chứa hai loại nguyên tử iron với số oxi hoá +2 và +3?

A. FeO.                 B. Fe3O4.               C. Fe(OH)3.           D. Fe2O3.

Lời giải:

- Đáp án: B

- Giải thích: Fe3O4 được coi như tạo thành từ FeO (Fe2+) và Fe2O3 (Fe3+).

Bài 16.10 trang 43 SBT Hóa học 10: Cho các phân tử sau: H2S, SO3, CaSO4, Na2S, H2SO4. Số oxi hoá của nguyên tử S trong các phân tử trên lần lượt là

A. 0; +6; +4; +4; +6.                          B. 0; +6; +4; +2; +6.

C. +2; +6; +6, -2; +6.                          D. -2; +6; +6; -2; +6.

Phương pháp giải:

Dựa vào các quy tắc xác định số oxi hóa

- Quy tắc 1: Số oxi hóa của nguyên tử trong các đơn chất bằng 0

- Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0

- Quy tắc 3: Trong các ion, số oxi hóa của nguyên tử (đối với ion đơn nguyên tử) hay tổng số oxi hóa các nguyên tử (đối với ion đa nguyên tử) bằng điện tích của ion đó

- Quy tắc 4:

+ Trong đa số các hợp chất, số oxi hóa của hydrogen bằng +1, trừ các hydride kim loại như (NaH, CaH2,…)

+ Số oxi hóa của oxygen bằng -2, trừ OF2 và các peroxide, superoxide như (H2O2, Na2O2, KO2,…)

+ Kim loại kiềm (nhóm IA) luôn có số oxi hóa +1

+ Kim loại kiềm thổ (nhóm IIA) luôn có số oxi hóa +2

+ Nhôm (aluminium) có số oxi hóa +3

+ Số oxi hóa của nguyên tử fluorine trong các hợp chất bằng -1

Lời giải:

H2S, SO3, CaSO4, Na2S, H2SO4

- Đặt x là số oxi hóa của S

- Trong H2S, ta có: (+1).2 + x.1 = 0 " x = -2

- Trong SO3, ta có: x.1 + (-2).3 = 0 " x = +6

- Trong CaSO4, ta có: (+2).1 + x.1 + (-2).4 = 0 " x = +6

- Trong Na2S, ta có: (+1).2 + x.1 = 0 " x = -2

- Trong H2SO4, ta có: (+1).2 + x.1 + (-2).4 = 0 " x = +6

=> Đáp án: D

Bài 16.11 trang 43 SBT Hóa học 10: Trong công nghiệp, một lượng zinc được sản xuất theo phương pháp nhiệt luyện ở khoảng 1200 °C theo phản ứng: 

a) Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hoá. Viết quá trình oxi hoá, quá trình khử.

b) Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.

Phương pháp giải:

Dựa vào

- Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa - khử

+ Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng

=> Xác định chất oxi hóa, chất khử

+ Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử

+ Bước 3: Xác định (và nhân) hệ số thích hợp vào các quá trình sao cho tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận

+ Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng số lượng nguyên tử của các nguyên tố còn lại

Lời giải:

Đánh giá

0

0 đánh giá